Khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn là một bệnh lý viêm sinh mủ ở trong ổ khớp, đường máu chính là ngõ vào thông thường nhất, một vài trường hợp khác bị nhiễm trùng trực tiếp bởi vết thương xuyên thủng gây ra hoặc do bộ phận kế cận bị nhiễm trùng như viêm tủy xương mãn tính.

1. Khớp gối có mủ do viêm, nhiễm khuẩn

Trẻ em, trẻ sinh non, người già và những người bị ức chế hệ miễn dịch là những đối tượng dễ bị viêm khớp mủ nhất. Viêm khớp mủ do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, có thể một khớp, khớp gối hoặc khớp háng. Trẻ em có thể bị viêm ở nhiều khớp.

Viêm khớp mủ do nhiễm khuẩn có thể phát triển khi những nơi khác trong cơ thể; cũng có thể do vết thương đâm thủng, do thuốc tiêm hoặc các điều kiện khác cho phép vi khuẩn vào khớp như phẫu thuật gần khớp.

Màng hoạt dịch của khớp xương có khả năng tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng rất kém. Vi khuẩn có thể xâm nhập một cách dễ dàng khi đến các màng hoạt dịch, và bắt đầu phá hủy sụn.

viêm khớp
Trẻ em có nguy cơ viêm ở nhiều khớp

2. Dấu hiệu viêm khớp nhiễm khuẩn

  • Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm trùng bao gồm sốt, lạnh run, khớp sưng, nóng, đỏ, đau và cứng.
  • Các khớp lớn thường bị tác động nhiều nhất, như các khớp gối, mắt cá, khớp háng, và khớp khuỷu.
  • Biểu hiện của viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra đột ngột. Những dấu hiệu này thường tiến triển từ 3 đến 14 ngày với các đặc điểm thường gặp như đau nhiều, sưng tại khớp kèm đau.
  • Khoảng 90% trường hợp xuất hiện một ít dịch mô chảy vào ổ khớp bị viêm. Một số triệu chứng phổ biến khác kèm theo như khớp bị đau, nóng khi sờ, ớn lạnh, sốt. Tình trạng nôn, ói có thể xảy ra đối với trẻ em.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm chính là nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp mủ. Chúng xâm nhập vào khớp qua đường máu. Ngoài ra, mầm bệnh còn có thể xâm nhập trực tiếp vào khớp từ bên ngoài do chấn thương, tiêm thuốc vào khớp hoặc do các nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể.

Chấn thương đầu gối
Vi khuẩn xâm nhập vào khớp do chấn thương

Tùy theo nhóm tuổi, các mầm bệnh cụ thể khác nhau như: Nhiễm lậu cầu khuẩn từ mẹ. Môi trường bệnh viện cũng là yếu tố gây viêm khớp nhiễm trùng ở trẻ em, thường là do đặt catheter. Một số mầm bệnh khác thường gặp, bao gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus
  • Trẻ em và người lớn: Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Staphylococcus Epidermis
  • Người trưởng thành: Neisseria gonorrhoeae thường do nhiễm qua quan hệ tình dục.
  • Người già: do vi khuẩn Gram âm gồm Salmonella và Pseudomonas

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây viêm khớp nhiễm khuẩn, bao gồm:

  • Các vấn đề về khớp: Các điều kiện ảnh hưởng đến khớp như lupus, viêm khớp, bệnh gút...có thể khiến nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn tăng. Phẫu thuật khớp trước đây, khớp nhân tạo hay chấn thương khớp cũng làm tăng nguy cơ.
  • Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Bên cạnh tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc viêm khớp dạng thấp cũng làm cho các nhiễm trùng có thể xảy ra. Thêm vào đó, các dấu hiệu ở những người bị viêm khớp dạng thấp khá giống với các triệu chứng do viêm khớp nhiễm trùng gây ra, dẫn đến việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.
  • Do da mỏng: Nguy cơ nhiễm trùng viêm khớp, nhiễm trùng vết thương trên da tăng khi người bệnh mắc một số tình trạng da như: Bệnh vảy nến, và eczema. Nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ tiêm cũng tăng cao đối với những người thường xuyên tiêm chích ma túy.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Đây chính là điều kiện thuận lợi, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn. Cơ thể không thể tự bảo vệ để chống lại nhiễm trùng. Nguy cơ tăng nhiễm trùng thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tiểu đường, thận, gan hoặc dùng những loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
AIDS
Những người hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn

4. Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Dưới đây là các phương pháp giúp chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn, bao gồm:

4.1 Xét nghiệm phân tích dịch khớp

Bác sĩ thường dùng một mẫu dịch trong khớp để xác định chính xác những loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, bằng cách sử dụng một cây kim đưa vào trong xung quanh khớp. Màu sắc và khối lượng của hoạt dịch có thể bị thay đổi do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. xác định những sinh vật gây nhiễm trùng dựa vào phân tích chất lỏng hoạt dịch.

4.2 Xét nghiệm máu

Để kiểm tra xem có vi khuẩn hiện diện trong máu hay không, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu

4.3 Kiểm tra hình ảnh X quang

Đánh giá thiệt hại của khớp cũng như hình ảnh của các khớp bị ảnh hưởng thông qua kiểm tra hình ảnh X quang

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tenadroxil
    Công dụng thuốc Tenadroxil

    Thuốc Tenadroxil có thành phần chính là Cefadroxil dưới dạng Cefadroxil monohydrat 500mg. Tenadroxil có công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số thông tin hữu ích của thuốc Tenadroxil giúp người bệnh tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • Drafez
    Công dụng thuốc Drafez

    Thuốc Drafez là kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý ...

    Đọc thêm
  • ceftriale
    Công dụng thuốc Ceftriale

    Ceftriale là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, chứa thành phần chính Ceftriaxone, hàm lượng 1gam, đóng gói hộp 10 lọ bột pha dung dịch tiêm. Thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp, ...

    Đọc thêm
  • Novadril
    Công dụng thuốc Novadril

    Thuốc Novadril được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Cefadroxil 500mg. Vậy thuốc Novadril là thuốc gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • thuốc Dadroxil
    Công dụng thuốc Dadroxil

    Dadroxil thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trình, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Dadroxil sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng ...

    Đọc thêm