Các triệu chứng của gãy xương cột sống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nghiêm Bảo - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gãy xương cột sống là chấn thương nghiêm trọng gây nên tổn thương tủy sống ảnh hưởng đến khả năng vận động. Chẩn đoán đúng các triệu chứng của bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả khi đó tình trạng sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.

1. Gãy xương cột sống

Ở gần tuổi trung niên, trên xương đốt sống (khối xương tạo thành cột sống) có thể bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhỏ. Khi những vết nứt nhỏ này xuất hiện càng nhiều chúng sẽ khiến cho đốt sống của cột sống bị xẹp xuống gọi là gãy xương cột sống.

Gãy xương cột sống thường dễ xảy ra ở những người:

Hầu hết gãy xương cột sống xảy ra là do loãng xương. Một số người có nguy cơ mắc bệnh hơn vì:

  • Chủng tộc: Phụ nữ da trắng và châu Á có nguy cơ loãng xương cao nhất
  • Tuổi: Những phụ nữ trên 50 tuổi và tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng
  • Cân nặng: Phụ nữ gầy có nguy cơ cao hơn những người khác
  • Mãn kinh sớm: Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao
  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá làm mất độ dày của xương nhanh hơn so với những người không hút thuốc lá
Hút thuốc
Hút thuốc lá gây nguy cơ loãng xương

2. Triệu chứng của gãy xương cột sống

Triệu chứng chính để nhận thấy được bệnh gãy xương cột sống đó là đau lưng. Nó có thể bắt đầu dần dần và tồi tệ hơn theo thời gian hoặc có thể xuất hiện một cách đột ngột và mạnh mẽ. Nhưng bất kể nó xảy ra như thế nào, thì đó cũng là triệu chứng quan trọng để cho bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác. Đặc biệt hơn nếu người bệnh là phụ nữ gần hoặc trên 50 tuổi.

Hầu hết gãy xương nén - vết nứt nhỏ ở xương cột sống hoặc đốt sống - ở phụ nữ xảy ra là do loãng xương, một tình trạng được xác định bởi xương yếu và dễ gãy. Điều trị gãy xương nén có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương cột sống nhiều hơn.

Cùng với triệu chứng đau lưng, thì gãy xương cột sống có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi đứng hoặc đi bộ. Nhưng khi nằm nghỉ ngơi những người bị gãy xương cột sống sẽ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhõm hơn.
  • Gặp các vấn đề về uốn cong hay vặn mình
  • Mất chiều cao
  • Tạo thành hình con khi cột sống được cúi xuống
Đau lưng
Gãy xương cột sống gây ra các cơn đau khi thay đổi tư thế

Cơn đau thường xảy ra với dấu hiệu đau lưng nhẹ trong các hoạt động hàng ngày như:

  • Nâng túi đồ
  • Cúi xuống dưới chân để nhặt đồ
  • Nhấc vật nặng từ vị trí này sang vị trí khác

Một số dấu hiệu gãy xương cột sống khác nhau:

  • Đối với một số người bị gãy xương cột sống sẽ bị đau ít khi xương lành lại. Điều này có thể mất 2-3 tháng. Tuy nhiên, với những người khác vẫn có dấu hiệu đau sau khi gãy xương đã lành.
  • Một số người còn cảm thấy không có triệu chứng gì từ gãy xương cột sống. Các vết nứt vẫn xảy ra dần dần, nên cơn đau dường như là rất nhỏ hoặc không cảm thấy gì. Đối với một số người khác thì cơn đau có thể biến thành đau lưng mãn tính ở vùng bị thương.
Đau lưng
Một số người bị gãy xương cột sống với các triệu chứng không rõ ràng

Khi bị gãy xương cột sống nhiều lần, cột sống sẽ thay đổi. Một phần của đốt sống có thể sụp đổ vì các vết nứt. Điều đó có nghĩa là nó không thể hỗ trợ được trọng lực của cột sống, dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của cơ thể. Triệu chứng này bao gồm:

  • Giảm chiều cao. Với mỗi lần gãy xương cột sống, cột sống sẽ ngắn hơn một chút. Cuối cùng, sau khi một số đốt sống đã bị sụp đổ, chiều cao của cơ thể sẽ ngắn hơn đáng kể.
  • Tật gù (cong lưng). Khi đốt sống bị xẹp, chúng sẽ tạo thành hình nêm, làm cho cột sống uốn cong về phía trước. Cuối cùng, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau cổ và lưng khi cơ thể cố gắng thích nghi với việc cột sống bị cong.
  • Các vấn đề về dạ dày. Cột sống ngắn hơn có thể nén dạ dày lại gây ra các vấn đề về tiêu hoá như táo bón, thèm ăn và giảm cân.
  • Đau hông. Cột sống ngắn hơn mang lồng xương sườn đến gần hông hơn. Nếu những xương đó cọ xát vào nhau, nó có thể gây nên các tổn thương.
  • Vấn đề về hô hấp. Nếu cột bị nén nghiêm trọng, phổi sẽ có thể không hoạt động bình thường và gây nên khó thở cho người bệnh.

Các triệu chứng chấn thương cột sống là khác nhau đối với mỗi người. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ nếu có cảm thấy đau lưng hay các vấn đề liên quan đến cột sống. Như vậy, mới có thể phát hiện ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khám bệnh
Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm

3. Phòng bệnh gãy xương cột sống

Để ngăn ngừa gãy xương cột sống trong tương lai điều quan trọng là điều trị loãng xương đồng thời phải xây dựng hệ xương chắc khỏe. Các cách tự nhiên có thể ngăn ngừa gãy xương cột sống như bổ sung canxi, vitamin D, loại bỏ hút thuốc, ngăn ngừa sự té ngã, và thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc để ngăn chặn và làm chậm chứng loãng xương như:

  • Thuốc Bisphosphonate. Alendronate (Binosto, Fosamax), ibandronate (Boniva), và risedronate (Actonel, Atelvia) có thể làm chậm quá trình mất xương, cải thiện mật độ xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Bisphosphonate có thể gây mất xương hàm - thoái hoá xương hàm. Biến chứng này có liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc này để điều trị loãng xương. Nguy cơ xảy ra điều này là rất thấp. Tuy nhiên, những người bị ung thư hoặc sử dụng thuốc bằng tiêm tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Teriparatide (Forteo) là một loại hormone tổng hợp có thể tiêm giúp kích thích sự phát triển của xương và giảm gãy xương cột sống cho phụ nữ bị loãng xương nghiêm trọng.
  • Raloxifene (Evista), là một loại thuốc giống estrogen làm chậm quá trình mất xương và giúp tăng độ dày của xương.
  • Axit zoledronic (Reclast) được tiêm hàng năm với một mũi tiêm tĩnh mạch. Thuốc này được cho là làm tăng sức mạnh của xương và giảm gãy xương ở hông, cột sống, cổ tay cánh tay, chân và xương sườn.
  • Duavee (sự kết hợp giữa estrogen và bazedoxifene) một loại thuốc thay thế hormone được phê duyệt để điều trị các cơn bốc hoả liên quan đến mãn kinh. Thuốc cũng có thể ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ có nguy cơ cao đã thử điều trị không sử dụng estrogen.
Thuốc
Phòng bệnh gãy xương cột sống bằng thuốc

Các loại thuốc này rất có hiệu quả trong việc củng cố xương. Nếu có nguy cơ cao bị gãy xương cột sống thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Alvethicone
    Công dụng thuốc Alvethicone

    Alvethicone thuộc nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin cho cơ thể với thành phần chính calcium citrate, cholecalciferol thường được dùng để phòng và điều trị các bệnh do thiếu hụt canxi cũng như bổ sung canxi cho ...

    Đọc thêm
  • thuốc Siscozol
    Công dụng thuốc Siscozol

    Thuốc Siscozol Tab được chỉ định trong điều trị các bệnh về xương khớp. Sử dụng thuốc Siscozol theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa ...

    Đọc thêm
  • Phục hồi gãy xương cẳng chân
    Phục hồi gãy xương cẳng chân như nào?

    Ngày 17/2/2021, tôi mổ làm sạch ổ gãy bị viêm 1/3 xương cẳng chân. Ngày 22/2 2021, tôi thực hiện phẫu thuật vá da và xuất viện ngày 2/3/2021. Lúc xuất viện thì chưa lành hẳn, vết thương vẫn còn ...

    Đọc thêm
  • Gãy kín xương thuyền
    Gãy kín xương thuyền nên phẫu thuật hay bó bột?

    Em bị gãy kín xương thuyền nên phẫu thuật hay bó bột? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

    Đọc thêm
  • Usarinate
    Công dụng thuốc Usarinate

    Usarinate là thuốc được lưu hành tại Việt Nam, số đăng ký VD-23511-15 chứa hoạt chất chính Risedronat natri. Thuốc Usarinate được chỉ định trong điều trị và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Usarinate là thuốc kê đơn, nên để ...

    Đọc thêm