Bó bột gãy xương bàn chân: Cần lưu ý gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xương bàn chân là cấu trúc chịu lực tỳ cho cơ thể nên khi xảy ra chấn thương rất dễ dẫn tới gãy xương gây mất vận động cho người bệnh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bó bột là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong gãy xương bàn chân. Sau khi tháo bột gia đình cần lưu ý một số điều để giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.

1. Nguyên nhân của gãy xương bàn chân và triệu chứng thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gãy xương bàn chân, nhưng đa phần là do các yếu tố sau đây:

  • Ngón chân gãy do va chạm trong thể thao như đá bóng hoặc vô tình đá vào vật cứng.
  • Gót chân gãy do tiếp xúc bất thường khi ngã từ trên cao xuống.
  • Gãy xương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt ...

Người gãy xương bàn chân thường có các triệu chứng sau:

  • Bầm tím, đau vùng xương gãy, nhạy cảm với các tác động xung quanh
  • Vùng gãy sưng to
  • Mất vận động vùng gãy xương
  • Mất liên tục vùng xương bàn chân
  • Biến dạng xương có thể gãy chọc ra khỏi da chân hoặc bàn chân bị biến dạng
bó bột
Bệnh nhân bó bột thường có triệu chứng là sưng, phù nề

2. Những điều cần chú ý sau bó bột gãy xương bàn chân

Sau khi bó bột việc cần làm nhất là kiểm tra xem các đầu ngón chân bệnh nhân có tím tái đổi màu hay sưng đau quá mức hay không, bệnh nhân có tê bì mất cảm giác không vì đó là những triệu chứng của việc bột bó quá chật dẫn tới cản trở máu lưu thông đến bàn chân và nếu để quá 6 giờ sẽ dẫn tới hoại tử và thậm chí là phải đoạn chi.

Sau khi bó bột, bệnh nhân thường có triệu chứng là sưng, phù nề và cảm giác chật, căng tức với bột bó. Nguyên nhân là do cơ chế ứ trệ tuần hoàn, xương gãy sẽ kích thích máu đến nuôi ổ gãy hơn nên khi máu lưu thông bị cản trở bệnh nhân sẽ sưng đau hơn.

Để giảm bớt sưng đau cho bệnh nhân cần phải:

  • Tập vận động sớm để tạo sự co cơ ép tĩnh mạch máu ngoại vi giúp máu trở về tim dễ hơn và cuối cùng là giảm sưng nề
  • Kê vùng chân gãy lên cao hơn so với lồng ngực 20cm để lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn
  • Bệnh nhân bó bột vẫn rất cần tập vận động sớm như gồng cơ trong bột nếu không dễ dẫn tới tình trạng teo cơ và khi vận động lại trở nên khó khăn cũng như mất nhiều thời gian hơn

Sau khi tháo bột xương bàn chân thì một số bệnh nhân vẫn có triệu chứng sưng nề. Điều này là bình thường, vì bó bột trong thời gian dài sẽ khiến chi ít hoạt động hình dạng các mạch máu vẫn chưa trở lại bình thường khiến có triệu chứng sưng nề như vậy. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân sưng nhiều kèm với viêm da thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra thêm, lưu ý tuyệt đối không nên xoa bóp dầu nóng tại khu vực đó mà nên dùng chườm lạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan