Bệnh mạch vành: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị ở Vinmec

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lã Thị Thùy – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo nhận định Thạc Sĩ, Bác Sĩ La Thị Thủy tại Bệnh viện Vinmec Central Park, các triệu chứng bệnh động mạch vành thường bị bỏ qua có thể dẫn tới những biến chứng tim mạch rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải máu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám chất béo và cholesterol tích tụ trên bề mặt của mạch máu, gây cho chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch máu này, gây khó khăn trong việc máu lưu thông qua chúng. Khi các triệu chứng mạch vành xuất hiện và tiến triển, cung cấp máu và oxy cho cơ tim trở nên kém hiệu quả, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột tạo cản trở ở các đoạn hẹp của mạch máu, gây ra tắc nghẽn và gây hại vĩnh viễn cho cơ tim.

Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành gây ra do sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch.

Bên cạnh đó, bệnh mạch vành khi tiến triển nghiêm trọng theo thời gian, làm cho cơ tim phải làm việc mạnh hơn và trở nên yếu đuối, có thể dẫn đến suy tim và các vấn đề về nhịp tim. Đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh lý này giúp trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị hiệu quả hơn.

2. Những triệu chứng bệnh mạch vành

Các triệu chứng mạch vành thường gặp nhất bao gồm đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác nặng vùng ngực
  • Cảm giác nén hoặc ép tim
  • Đau ran vùng ngực
  • Nóng rát
  • Tê vùng ngực
  • Đầy bụng
  • Cảm giác tim bị bóp chặt lại
  • Đau ngực âm ỉ

Triệu chứng bệnh mạch vành ở phụ nữ thường thể hiện nhẹ hơn so với nam giới. Các biểu hiện thường đi kèm với đau ngực bao gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi, và khó thở. Ngoài ra, bệnh có thể thể hiện thông qua đánh trống ngực, cảm giác khó thở, tăng nhịp tim, cảm giác chóng mặt, nôn mửa và tiết nhiều mồ hôi.

Đau ngực trong thời gian dài là một trong các triệu chứng bệnh mạch vành tiêu biểu ở tất cả mọi người
Đau ngực trong thời gian dài là một trong các triệu chứng bệnh mạch vành tiêu biểu ở tất cả mọi người

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh động mạch vành, hãy liên hệ với các chuyên gia tại Vinmec.

3. Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành

Trong các hoạt động thường ngày của mỗi người, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành và gây ra những triệu chứng mạch vành đầu tiên. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rõ có 2 loại yếu tố và nguyên nhân của bệnh mạch vành bao gồm:

3.1. Yếu tố và nguyên nhân không thể thay đổi được

  • Tuổi tác (50 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ): Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành càng cao.
  • Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Những người dưới 55 tuổi (nam) và 65 tuổi (nữ) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột của họ từng bị biến chứng về tim.
  • Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn mắc các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu hoặc béo phì.
Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành không thể thay đổi được
Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành không thể thay đổi được

3.2. Yếu tố và nguyên nhân có thể thay đổi được

  • Lối sống ít vận động: Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không vận động thường xuyên, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh liên quan cao hơn.
  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng.
  • Nghiện rượu: Uống quá nhiều rượu và thức uống có cồn cũng là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cơ tim và đau thắt ngực.

4. Hướng điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

4.1. Phòng ngừa bệnh mạch vành nên có thói quen sinh hoạt và ăn uống như thế nào?

Thay đổi những thói quen xấu và thiết lập lối sống phù hợp có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tim mạch vành.

  • Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc từ người khác;
  • Ngừng uống rượu;
  • Ăn uống khoa học: Tránh thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo, đồng thời thực hiện chế độ ăn ít muối và đường với những “thực phẩm cầu vồng” có lợi cho tim như ngũ cốc thô, rau xanh, trái cây, đậu và các loại hạt;
  • Tập thể dục thường xuyên: Bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch, nên trao đổi với bác sĩ về hình thức và cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình;
  • Cải thiện các bệnh lý đi kèm: Người bệnh cần được xét nghiệm thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến bệnh tim mạch như tiểu đường, béo phì, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp;
  • Xây dựng lối sống tích cực, bình yên và vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, thực hiện lối sống khôn ngoan, làm việc điều độ và quản lý thời gian hiệu quả.
Uống rượu có nguy cơ gây bệnh tim mạch
Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân chính của bệnh mạch vành.

4.2. Điều trị bệnh động mạch vành bằng các phương pháp y học hiện đại

Can thiệp mạch vành: Những thủ thuật phổ biến trong điều trị bệnh động mạch vành, có thể kể đến như: nong mạch vành bằng bóng, thủ thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu mạch vành (mổ bắc cầu mạch vành). Tất cả các thủ thuật này đều có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim, tuy nhiên không chữa được hoàn toàn. Bản thân bệnh nhân vẫn cần phải tự thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa những nguy cơ và triệu chứng bệnh động mạch vành trong thời gian đầu.

Nong và đặt stent động mạch vành
Nong và đặt stent động mạch vành.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm nhiều cách để điều trị bệnh động mạch vành, bao gồm:

  • Sử dụng chất sinh mạch: Phương pháp này áp dụng các tính chất liên quan đến tế bào gốc và các vật liệu di truyền khác. Chất sinh mạch được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đưa trực tiếp vào mô tim đang bị tổn thương.
  • Phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường: Nếu đã bị bệnh mạch vành trong thời gian dài và tình trạng đau thắt ngực trở nên mãn tính, nhưng các thuốc nhóm nitrat không đem lại hiệu quả hoặc bệnh nhân không đủ điều kiện để tiến hành các thủ thuật thì rất có thể bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này. Đây là phương pháp sử dụng vòng ở chân thổi phồng và làm xẹp, nhằm làm tăng sự cung cấp máu cho động mạch vành.
Bệnh mạch vành
Thực hiện can thiệp động mạch vành tại bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

Ngay từ khi đi vào hoạt động, Trung tâm tim mạch tại Vinmec đã xây dựng và phát triển với định hướng trở thành Trung tâm tim mạch hàng đầu ở Việt Nam và khu vực. Hãy cùng Vinmec bảo vệ bạn và gia đình trước những nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

171.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan