Khi nào bệnh cường giáp chuyển sang suy giáp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa.

Cường giáp và suy giáp là 2 bệnh hiện nay rất phổ biến nhất trong số các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Có một số người bệnh lúc đầu biểu hiện là cường giáp nhưng một thời gian sau điều trị lại chuyển thành suy giáp nếu sử dụng thuốc điều trị quá liều lượng cho phép trong thời gian dài mà không được theo dõi định kỳ tại chuyên khoa nội tiết.

1. Cấu tạo tuyến giáp và bệnh hay gặp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có trọng lượng khoảng 20g vị tri hình bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến này có chức năng tiết ra các hormone giúp điều hòa khả năng trao đổi chất của cơ thể. Có 2 bệnh lý thường gặp hiện nay ở tuyến giáp là cường giáp và suy giáp.

1.1. Cường giáp

Cường giáp đặc trưng bởi tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức. Do nó sẽ tạo ra quá nhiều hormone, từ đó làm tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể và làm cho một số cơ quan hoạt động quá mức như nhịp tim bất thường biểu hiện quá nhanh.

Tim đập nhanh với biểu hiện là lo lắng, hồi hộp trống ngực. Các triệu chứng thường gặp của cường giáp là run rẩy, yếu cơ, mất ngủ, tiêu chảy, bướu cổ, thay đổi ở mắt như lồi mắt khả năng tập trung kém đi, giảm ham muốn tình dục,...

Cường giáp có thể dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch khó lường như cao huyết áp, đau tim và đột quỵ, đặc biệt là cơn cường giáp cấp. Khi chẩn đoán cường giáp điều trị nội ( uống thuốc kháng giáp trạng), ngoại khoa ( khi điều trị nội khoa thất bại hoặc không có chỉ định điều trị nội khoa), iod phóng xạ khi không điều trị bằng nội khoa, ngoại khoa.

Cường giáp
Cường giáp là một trong 2 bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp

1.2. Suy giáp

Trái với bệnh cường giáp thì biểu hiện của suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hơn bình thường dẫn tới sự thiếu hụt hormone tuyến giáp cho cơ thể hoạt động. Bệnh hay gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi. Khi mới mắc giai đoạn đầu hầu như suy giáp không gây triệu chứng. Sang giai đoạn sau thì người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng rõ hơn như mệt mỏi, táo bón, bướu cổ, nhạy cảm với thời tiết lạnh, yếu cơ, mất ham muốn tình dục, trí nhớ kém, tăng cân nhanh,... Bệnh nhân suy giáp sẽ được điều trị bằng bổ sung hormon tuyến giáp ( bù lại lượng hormon bị thiếu).

2. Khi nào từ bệnh cường giáp chuyển sang suy giáp?

Sau một thời gian điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc kháng giáp trạng, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, uống iod phóng xạ thì có rất nhiều bệnh nhân khi đi khám lại được chẩn đoán mắc suy giáp lại ngược với tình trạng cường giáp được chẩn đoán lúc đầu. Đây là hiện tượng khá thường gặp khi điều trị bệnh cường giáp.

Trên thực tế, khi điều trị cường giáp bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng giáp mục đích kiềm chế sự sản xuất hormone của tuyến giáp như: Thyrozol 5 mg, PTU 50 mg liều cao và kéo dài phải khám lại sau một thời gian để giảm liều thuốc thì vì lý do nào đó bệnh nhân không khám lại và cứ uống thuốc này trong thời gian dài thì khi đó bệnh cường giáp sẽ chuyển thành suy giáp.

Tuy nhiên, tình trạng này không quá phức tạp hay nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lại liều thuốc dùng thêm các thuốc khác nếu cần theo chỉ định của bác sĩ là tình trạng suy giáp sẽ được kiểm soát và sức khỏe được phục hồi hoàn toàn. Tuyến giáp cũng sẽ dần dần nhỏ bớt khi hết suy giáp.

Để tránh hoặc giảm nguy cơ bệnh cường giáp chuyển sang suy giáp thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết có chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm để lựa chọn cân nhắc liều lượng thuốc phù hợp. Mặt khác người bệnh cũng cần phối hợp tốt với bác sĩ cần tái khám đều và đúng hẹn. Thông thường thì cách mỗi 4 - 8 tuần, bệnh nhân cường giáp nên tái khám một lần. Khi tái khám và làm xét nghiệm thì bác sĩ sẽ có cơ sở để đánh giá tình trạng bệnh hiện điều trị của bệnh nhân sau một thời gian, từ đó, sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sử dụng cho phù hợp.

Cường giáp chuyển sang suy giáp
Cần sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp định kỳ

3. Khám nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cả hai bệnh cường giáp và suy giáp đều có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy tầm soát bệnh lý tuyến giáp để phát hiện sớm các bệnh lý này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hiện nay, chuyên khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang là điểm đến đáng tin cậy của khách hàng khi có nhu cầu tầm soát, điều trị bệnh tuyến giáp.

Bệnh viện Vinmec Times City mang đến cho khách hàng dịch vụ khám, chữa bệnh toàn diện:

  • Đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia tận tụy trong công việc, hết lòng vì bệnh nhân.
  • Dịch vụ khám và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan