Tắc mạch máu não có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Nội Thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tắc mạch máu não là một trong những yếu tố cặn gốc cấu thành căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng bao gồm bệnh lý tim mạch, tai biến nhồi máu não, tai biến đột quỵ.

1. Tắc mạch máu não

Tắc mạch máu não là một dạng của đột quỵ não, thường xảy ra hơn ở người có các yếu tố nguy cơ mạch máu như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá... và rung nhĩ. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.

1.1 Dấu hiệu tắc mạch máu não

Nhận biết các triệu chứng như đột ngột nói đớ tiếng (loạn vận ngôn), yếu nửa người, méo mặt (lệch mặt). Người bệnh đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên có khả năng cao là trường hợp đột quỵ não. Ngoài ra các triệu chứng khác cũng cần lưu ý như: chóng mặt, đi loạng chạng không vững, đau đầu dữ dội... Trong trường hợp này cần thiết đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất có khả năng xử trí đột quỵ não cấp.

tac-mach-mau-nao-co-nguy-hiem-khong-1
Suy tim là một trong những dấu hiệu của tắc mạch máu não

1.2 Di chứng của tắc mạch máu não

  • Liệt nửa người

Đây là di chứng nặng nề nhất đối với người bệnh, khiến cho người bệnh không hoạt động được, việc cử động và đi lại khó khăn hơn, không tự làm được những việc cá nhân, gây ra những bất tiện trong cuộc sống.

  • Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ ở các dạng khác nhau: mất hiểu, mất nói hoặc cả hai. Khiếm khuyết về ngôn nữa sau đột quỵ ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

  • Đại, tiểu tiện khó khăn

Đây là sự rối loạn cơ tròn là di chứng thường thấy sau tai biến.

2. Cách phòng ngừa và điều trị tắc mạch máu não

tac-mach-mau-nao-co-nguy-hiem-khong-2
Thường xuyên uống nước để phòng ngừa tắc mạch máu não

2.1 Cách phòng ngừa tắc mạch máu não

Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ mạch máu, phát hiện sớm đái tháo đường, tăng huyết áp, rung nhĩ, hẹp động mạch cảnh, rối loạn lipid máu....cũng như thay đổi lối sống với tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, dinh dưỡng phù hợp. Kiểm soát tốt các bệnh lý và yếu tố nguy cơ mạch máu là cách tốt để phòng ngừa đột quỵ não.

2.2 Điều trị tắc mạch máu não

Để điều trị cho bệnh nhân bị tai biến, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông. Với những người bị bệnh tim, huyết áp cao, rung nhĩ, cholesterol cao và đái tháo đường, việc điều trị có thể là dùng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hay duy trì các thói quen, lối sống lành mạnh khác.

Tùy vào tình trạng tai biến của bệnh nhân, các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định có cần phải phẫu thuật hay không.

Tắc mạch máu não là cấp cứu y khoa, chính vì vậy những trường hợp phát hiện dấu hiệu của bệnh cần tới bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ não gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý chuyên khoa Nội Thần kinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện là bác sĩ Khoa Khám bệnh và Nội Khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan