Vì sao có tình trạng tổn thương rễ thần kinh?

Từ tủy sống tách ra các dây thần kinh sống, phần đầu của các dây thần kinh được gọi là rễ thần kinh. Các dây thần kinh sau khi tách ra sẽ đi qua khe sống hai bên để chi phối hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Khi rễ thần kinh bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do nó chi phối, tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì sao có tình trạng tổn thương rễ thần kinh?

1. Các nguyên nhân gây tổn thương rễ thần kinh

Dọc theo cột sống, chúng ta có 31 đôi dây thần kinh tủy sống được chia thành 5 nhóm đó là:

  • Dây thần kinh sống cổ: 8 đôi
  • Dây thần kinh sống ngực: 12 đôi
  • Dây thần kinh sống thắt lưng: 5 đôi
  • Dây thần kinh sống cùng: 5 đôi
  • Dây thần kinh sống cụt: 1 đôi

Tất cả các rễ thần kinh này đều có thể bị tổn thương, nhưng thường gặp nhất là tổn thương rễ thần kinh cổ và rễ thần kinh thắt lưng-cùng.

Nguyên nhân gây tổn thương rễ thần kinh gồm có:

  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương: bệnh xuất hiện đột ngột sau một chấn thương, hoặc sau khi bê vác vật nặng, sai tư thế.
  • Thoát vị đĩa đệm bệnh lý: không thấy có nguyên nhân chấn thương ở những bệnh nhân này, nhưng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài. Đĩa đệm có thể thoát sang bên hoặc ra sau chèn ép rễ thần kinh một bên trái hoặc phải, hoặc cả hai. Rất hiếm khi có thoát vị đĩa đệm mà nhân nhầy vừa gây chèn ép mặt trước bên tủy sống, vừa chèn mặt sau rễ thần kinh, trường hợp này được gọi là bệnh lý phối hợp tủy sống - rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
  • Thoái hóa đĩa đệm: đĩa đệm bị thoái hóa, mất nước, xương mọc dày xung quanh sụn tấm, tận ra sau và sang bên gây chèn ép dần dần rễ thần kinh.
  • Thoái hóa cột sống
  • U cột sống và cạnh sống
  • Viêm rễ thần kinh như trong bệnh viêm đa dây đa rễ thần kinh
  • U rễ
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể là nguyên nhân gây tổn thương rễ thần kinh

2. Triệu chứng tổn thương rễ thần kinh

Khi bị tổn thương rễ thần kinh, các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và rễ thần kinh nào bị tổn thương, không phải bệnh nhân nào cũng giống bệnh nhân nào.

2.1. Bệnh lý rễ tủy cổ

Đa phần các trường hợp bệnh nhân chỉ bị chèn ép một rễ thần kinh và chỉ bị một bên cổ vai, cánh tay đau. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp bị tổn thương nhiều hơn một rễ thần kinh, và cũng có khi tổn thương ở cả hai bên. Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp đó là:

  • Đau cổ: bệnh nhân bị đau vùng cổ, đặc biệt là khi vận động cổ như cúi hoặc ngửa cổ, quay cổ qua trái hoặc phải cũng có thể làm bệnh nhân đau tăng. Nhiều khi cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân không nằm được, rất khó chịu.
  • Đau vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và có thể đến các ngón tay: đau dọc theo rễ thần kinh bị chèn ép. Đây là kiểu đau thần kinh đặc thù, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ, có thể chỉ rõ đường đau, tức theo dải cảm giác của rễ thần kinh bị chèn ép. Dựa trên đặc điểm này, bác sĩ có thể nhận biết được rễ thần kinh nào đang bị chèn ép.
  • Mỏi cổ: đôi khi triệu chứng đau không rõ, bệnh nhân chỉ cảm thấy mỏi cổ.
  • Tê bì dọc theo đường cảm giác của rễ thần kinh bị chèn ép: tê bì từ trên cổ vai cho đến ngón cái hoặc ngón ba, ngón năm.
  • Cơ bị chi phối có thể bị yếu hoặc teo nhanh: bệnh nhân có thể bị teo cơ nhị đầu, cơ tam đầu hay teo cơ kẽ xương bàn tay, tùy thuộc vào rễ thần kinh bị chèn ép.

2.2. Tổn thương rễ thần kinh thắt lưng - cùng

Khi bị tổn thương rễ thần kinh thắt lưng - cùng, bệnh nhân có thể có các triệu chứng lâm sàng sau:

  • Đau rễ thần kinh: thường xuất hiện ở giai đoạn sau khi đau lưng cục bộ. Đau rễ thần kinh có đặc điểm đó là đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh từ vùng thắt lưng chạy xuống dọc theo mặt sau hoặc mặt bên cẳng chân, đến bàn chân. Triệu chứng đau có tính cơ học, đau tăng khi ngồi lâu, đứng lâu, đi lại, khi ho, hắt hơi hoặc rặn. Giảm đau khi nằm nghỉ ngơi trên giường. Nếu tình trạng đau rễ thần kinh dai dẳng, không giảm cả khi nghỉ ngơi, không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường thì có thể nguyên nhân là do u rễ thần kinh, viêm màng nhện tủy hoặc chèn ép do xương.
  • Bệnh nhân có thể có cảm giác dị cảm ở bàn chân như cảm giác buồn, kiến bò, kim châm,....
  • Trong những trường hợp tổn thương nặng có thể gây rối loạn cơ vòng, bệnh nhân bị rối loạn đại tiểu tiện.

Khi khám lâm sàng bác sĩ có thể phát hiện các triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu bấm chuông: là khi bác sĩ ấn vào điểm đau cạnh cột sống thắt lưng thì bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh.
  • Thống điểm Valleix: là các điểm đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to. Gồm có:
  • Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn
  • Điểm giữa nếp lằn mông
  • Điểm giữa mặt sau đùi
  • Điểm giữa nếp gấp khoeo
  • Điểm giữa cung cơ dép cẳng chân
  • Dấu hiệu Lasegue: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ đứng bên cạnh, từ từ nâng từng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường, giữ gối thẳng để làm căng rễ thần kinh, nếu bệnh nhân có biểu hiện đau rễ cùng bên thì là dương tính, còn nếu đau rễ bên đối diện là Lasegue chéo. Mức độ của dấu hiệu này được đo bằng góc tạo thành từ mặt giường với chân bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu đau.
  • Giảm hoặc mất cảm giác: thường bệnh nhân sẽ bị giảm cảm giác nông ở khu vực da tương ứng với rễ thần kinh chi phối, cảm giác sâu thường không giảm rõ rệt.
  • Rối loạn vận động
  • Nếu tổn thương rễ thần kinh L5: bệnh nhân sẽ bị giảm sức cơ ở phía trước ngoài cẳng chân, động tác nhấc bàn chân lên khỏi mặt đất bị yếu, do đó người bệnh không đi lại được bằng gót chân. Sức cơ duỗi ngón cái giảm, bệnh nhân có thể bị teo cơ ở phía trước ngoài cẳng chân.
  • Nếu tổn thương rễ S1: người bệnh sẽ bị giảm sức cơ ở phía sau cẳng chân, có thể giảm trương lực cơ và teo cơ. Bệnh nhân bị yếu động tác gấp bàn chân về phía gan bàn chân và gấp ngón 1. Điều này khiến cho bệnh nhân không thể đi lại bằng mũi chân được mà phải đi kiễng gót.
  • Nếu tổn thương nhiều rễ thần kinh: bệnh nhân có thể bị bại, liệt hai chân.
  • Rối loạn phản xạ
  • Nếu tổn thương rễ thần kinh L3, L4: bệnh nhân sẽ bị giảm hoặc mất phản xạ gân bánh chè.
  • Nếu tổn thương rễ thần kinh S1: bệnh nhân sẽ bị giảm hoặc mất phản xạ gân gót.
  • Rối loạn cơ thắt: nếu tổn thương các rễ thần kinh S3, S4, S5 có thể gây rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Ban đầu bệnh nhân thường bị bí đái, về sau đái dầm dề không chủ động.

3. Điều trị tổn thương rễ thần kinh

Các biện pháp điều trị bảo tồn gồm có::

  • Nghỉ ngơi
  • Bệnh nhân cần phải mang nẹp cổ mềm hoặc đai lưng trong vài tuần đầu điều trị.
  • Hạn chế vận động cổ hoặc thắt lưng
  • Tránh các tư thế sai, đột ngột.
  • Một số loại thuốc có thể được chỉ định như là: thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc trợ lực thần kinh, thuốc an thần,...
  • Kéo dãn cột sống cổ hoặc thắt lưng bằng máy kéo chuyên dụng
  • Vật lý trị liệu
Nằm nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi nhiều sẽ có lợi cho bệnh nhân bị tổn thương rễ thần kinh

Với các trường hợp chèn ép rễ thần kinh nặng, sau khi điều trị bảo tồn 6 tháng không có kết quả hoặc các triệu chứng nặng thêm sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị, hàn liên thân đốt lối trước, có hoặc không kèm theo cố định nẹp ốc kim loại.

Hầu hết bệnh nhân tổn thương rễ thần kinh nều được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi bằng phương pháp bảo tồn mà không cần phải phẫu thuật. Như vậy bệnh nhân vừa tiết kiệm chi phí vừa tránh được những tai biến và biến chứng của phẫu thuật. Tuy nhiên nếu như bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn hoặc mức độ tổn thương thì lúc này cần phải phẫu thuật.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Effemax 650
    Công dụng thuốc Effemax 650

    Thuốc Effemax 650 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol với hàm lượng 650mg được bào chế dạng viên nén bao phim. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • nebamin
    Công dụng thuốc Nebamin

    Thuốc Nebamin có chứa thành phần Thiamin mononitrat 50mg, Pyridoxin hydroclorid 250 mg và Cyanocobalamin 250 mcg. Thuốc có tác dụng điều trị các trường hợp thiếu vitamin nhóm B, đau đầu, trẻ bị suy nhược, chậm lớn và bệnh ...

    Đọc thêm
  • Gabex-400
    Công dụng thuốc Gabex-400

    Thuốc Gabex 400 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính là Gabapentin. Thuốc được sử dụng trong điều trị chứng đau thần kinh do virus varicella zoster và động kinh.

    Đọc thêm
  • Trivimaxi
    Công dụng thuốc Trivimaxi

    Thuốc Trivimaxi chứa các thành phần vitamin B1, B6, B12, đem lại công dụng cao trong bổ sung các vitamin-khoáng chất và phục hồi sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thuốc được ứng dụng hỗ trợ điều ...

    Đọc thêm
  • Nobantalgin
    Công dụng thuốc Nobantalgin

    Thuốc Nobantalgin có thành phần chính là Paracetamol, Thiamin nitrat hàm, Clorpheniramin maleat được chỉ định dùng điều trị bệnh giảm đau và hạ nhiệt độ trong các trường hợp người bệnh bị như: Đau viêm khớp, đau đầu, cảm ...

    Đọc thêm