Nhận diện cơn co thắt mạch não

Co thắt mạch máu não có thể xảy ra do lấp mạch do cục huyết khối nhỏ làm nghẽn mạch máu đến não, xơ vữa động mạch, mạch máu nhỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp, hẹp động mạch cảnh.... Điển hình co thắt mạch máu não là xảy ra nhanh và hồi phục nhanh do tắc nghẽn tạm thời nguồn cung cấp máu đến não gây tai biến thoáng qua.

1. Co thắt mạch não là gì?

Co thắt mạch não là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ ở người bệnh, được nhận đinh là một trong những cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Sau khi đột quỵ sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng chức năng có liên quan, và độ nặng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc và độ rộng của vùng não bị tổn thương.

Co thắt mạch não có thể được gây ra bởi lấp mạch do cục huyết khối nhỏ (cục huyết khối được hình thành từ các mảnh calcium và mảng chất béo) làm nghẽn mạch máu đến não, xơ vữa động mạch, mạch máu nhỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp, hẹp động mạch cảnh.... Điển hình xảy ra nhanh và hồi phục nhanh do tắc nghẽn tạm thời nguồn cung cấp máu đến não gây tai biến thoáng qua.

Chứng đau đầu vận mạch là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên co thắt của các mạch máu vùng đầu và trong sọ não. Thường gặp nhất là co thắt động mạch thái dương. Tình trạng co thắt của động mạch sẽ làm cho một số vùng của não và các cơ vùng đầu cổ bị thiếu máu tạm thời và gây ra phản ứng đau khi trong điều kiện thiếu máu, oxy nuôi dưỡng.

2. Nhận diện cơn co thắt mạch não

Liệt dây thần kinh số VII ( liệt mặt) có nguy hiểm không?
Trường hợp bệnh nhân liệt dây thần kinh số VII là dấu hiệu nhận biết cơn co thắt mạch não

Các dấu hiệu nhận biết cơn co thắt mạch não bao gồm:

  • Rối loạn ngôn ngữ như nói khó
  • Suy giảm chức năng thị lực ở 1 hoặc 2 bên, nhìn đôi
  • Liệt dây thần kinh số VII, liệt vận động 1 bên
  • Rối loạn nuốt như khó nuốt.
  • Rối loạn cảm giác 1 bên
  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Co giật
  • Hạ hoặc tăng đường máu

Theo thống kê, có khoảng 10-20% bệnh nhân sẽ xuất hiện đột quỵ sau 90 ngày; 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ đầu; 1/3 bệnh nhân nếu không được điều trị sẽ xuất hiện đột quỵ trong vòng 5 năm.

3. Chăm sóc và điều trị cơn co thắt mạch máu não

  • Sau khi nhập viện, cần khám lâm sàng, cận lâm sàng và đưa kế hoạch điều trị cho người bệnh trong 24 giờ sau khi nhập viện. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ mắc đột quỵ cao cần điều trị chuyên sâu và theo dõi chặt chẽ.
  • Thuốc điều trị cơn co thắt mạch não cấp gồm: Aspirin Anti; Combined aspirin + dipyridamole; Clopidogrel; Heparin; Warfarin; Dabigatran.
  • Tối ưu hóa lưu lượng máu não: Tránh các thuốc hạ áp, truyền muối sinh lý, tránh gối đầu cao.
  • Nếu bệnh nhân ổn định trong 24h: Dùng lại thuốc hạ huyết áp nhưng thận trọng ở các bệnh nhân hẹp mạch nặng động mạch lớn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan