Nhận biết suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính là bệnh lý nghiêm trọng cần được phát hiện sớm. Nhận biết dấu hiệu suy thận mạn tính sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn, làm chậm sự phát triển của bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận mạn là người cao tuổi.

1. Suy thận mạn bệnh học là gì?

Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị tổn thương, làm suy giảm chức năng đào thải dịch và chất độc của thận trong thời gian dài, có thể từ 5 - 10 năm, hoặc cũng có thể lâu hơn.

Cao huyết ápđái tháo đường được xem là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh, do làm tổn thương những mạch máu nhỏ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển lượng dịch dư thừa và các chất độc đến thận.

Suy thận mạn tính
Suy thận mạn tính khiến chức năng thận suy giảm

2. Nhận biết dấu hiệu suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn thường khó nhận biết sớm, khi phát hiện, phần lớn là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Đó là do bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn khởi phát. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số biểu hiện như:

  • Mệt mỏi kéo dài: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh.
  • Phù nề: Sưng phù ở mặt, nhất là mí mắt và hai bên mắt. Ngoài mặt, phù chân cũng là một dấu hiệu của bệnh suy thận mạn, với đặc điểm phù là dạng phù mềm ở cổ chân, ấn vào mắt cá chân thấy bị lõm.
  • Tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm và đục, có bọt.
  • Khó thở, hay khát nước, ăn không ngon miệng, miệng khô, hơi thở có mùi hôi, nôn và buồn nôn: Đây là những triệu chứng do tình trạng phù nề của bệnh suy thận mạn gây ứ nước trong cơ thể.
  • Huyết áp tăng, hay bị chuột rút hoặc co giật.

3. Suy thận mạn tính gây biến chứng gì?

Suy thận mạn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:

suy tim
Suy thận mạn tính có thể gây biến chứng suy tim

4. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn tính

Chẩn đoán suy thận mạn tính gặp nhiều khó khăn bởi những triệu chứng của bệnh là không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, khi nghi ngờ bị suy thận mạn tính, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận mạn tính:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: đánh giá chức năng lọc của thận.
  • Siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính: đánh giá tình trạng và mức độ đường niệu bị tắc nghẽn.
  • Sinh thiết: đánh giá mức độ thận bị tổn thương.

Nhận biết dấu hiệu suy thận mạn tính sớm là cơ sở để điều trị bệnh, giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương ở thận, làm chậm tiến triển của bệnh, từ đó nâng cao thời gian sống của người bệnh sau điều trị.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan