Các bệnh lây truyền từ động vật sang người và cách phòng chống - Phần 2

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Khương - Bác sĩ truyền nhiễm - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Lịch sử loài người đã chứng kiến rất nhiều các địa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Hiện nay một số căn bệnh đã có phương thuốc điều trị cũng như vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên việc nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh từ động vật sang người vẫn cần được tuyên truyền, giáo dục vì có nhiều căn bệnh mới xuất hiện, điển hình là đại dịch Covi-19, bệnh có nguồn gốc từ loài dơi xuất hiện ở Vũ Hán - Trung Quốc.

1. Các loại động vật có thể lây truyền bệnh sang người

Một số loại ký sinh trùng từ chó và mèo có thể truyền sang con người. Các động vật còn nhỏ như chó và mèo thường bị nhiễm giun tròn và giun móc. Các động vật hoang dại cũng có thể nhiễm trùng các ký sinh trùng và lây nhiễm cho người. Chẳng hạn, người có thể nhiễm ký sinh trùng ở gấu trúc Bắc Mỹ là bệnh Baylisascaris, nếu họ tình cờ nuốt đất nhiễm phân của gấu trúc đang mắc bệnh.

·Đối với nhiều người suy giảm miễn dịch, khi chăm sóc thú cưng có thể phơi nhiễm và nhiễm bệnh do các loại tác nhân gây bệnh.

Coronavirus (CoV) là một họ virus lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng, đe dọa tính mạng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2019, một chủng coronavirus mới (SARS-CoV 2) gây viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xác định và có nguy cơ lan rộng khắp thế giới (Hình 2}.

Trong lịch sử, các biến chủng virus gây ra các trận dịch lớn đều được xác định có nguồn gốc từ động vật, (Hình 1, Hình 3) ví dụ:

  • SARS-CoV (2002-2003): có nguồn gốc từ loài cầy hương
  • MERS-CoV (2012): có nguồn gốc từ loài lạc đà

Chủng virus SARS-CoV 2 hiện đang được nghi ngờ có nguồn gốc từ loài dơi, hoặc có thể là một chủng lai giữa các virus corona tồn tại ở loài dơi và rắn.

Virus Sars-CoV 2
Virus Sars-CoV 2. Nguồn: CDC
virus Cúm theo thời gian
Hình 3. Hình ảnh virus Cúm theo thời gian

2. Các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bệnh Tác nhân Động vật liên quan Phương thức lan truyền
Kí sinh trùng
Bệnh ngủ châu Phi Trypanosoma brucei rhodesiense Nhiều động vật hoang dại và vật nuôi Truyền qua vết đốt do ruồi tsetse
Bệnh sán dải Echinococcosis Echinococcus spp. Thường do chó, cáo, chó sói, cừu và gặm nhấm. Ăn các tạng nhiễm nang sán
Bệnh ấu trùng sán dây lợn và sán dây Cysticercosis & Taeniasis Taenia solium, Taenia saginata Thường từ heo và gia súc Do ăn hoặc uống phải thức ăn nguồn nước ô nhiễm trứng sán hay ăn thịt heo sống và chưa chín có nang cysticerci
Cryptococcosis Cryptococcus neoformans Từ chim, giống như bồ câu Hít phải nấm
Bệnh giun xoắn Trichinosis Trichinella spiralis, Trichinella britovi Heo, các gặm nhấm, ngựa, gấu, hải mã Ăn thịt bị nhiễm
Bệnh Histoplasmosis Histoplasma capsulatum Chim, dơi Hít phải nấm
Bệnh Toxoplasmosis Toxoplasma gondii Mèo, gia súc, gia cầm Phơi nhiễm với phân mèo và thịt chưa nấu chín.
Bệnh Chagas Trypanosoma cruzi Thú có vú, Triatominae (kissing bug) Vết cắn, đốt
Bệnh giun đũa chó, mèo Toxocara canisToxocara cati Chó, mèo Phơi nhiễm với phân
Virus
Bệnh sốt xuất huyết Ebola virus Ebolavirus spp Tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn trái cây, khỉ, linh dương và nhím Thông qua dịch cơ thể và các tạng
Các loại sốt xuất huyết khác (Marburg viral haemorrhagic fever, Lassa fever, Crimean-Congo haemorrhagic fever, Rift Valley fever) Các loại virus thông thường Thay đổi (đôi khi không biết), thường là lạc đà, thỏ rừng, nhím, gia súc, cừu, dê, ngựa và heo. Nhiễm trùng thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp các động vật nhiễm.
Cúm Influenza A virus Ngựa, heo, chim nuôi và chim hoang dại, động vật có vú dưới nước như hải cẩu, chòn vizon, cá voi và động vật nhai lại. Các giọt bắn thông qua không khi
Bệnh dại Rabies virus Thường chó, dơi, khỉ, gấu trúc, cáo, chồn hôi, gia súc, chó sói, cầy mangut và mèo Thông qua nước bọt do cắn, cào của các động vật nhiễm.
Bệnh Covid 19 Chủng Virus Corona SARS-CoV-2 Thường do Dơi…
Bệnh Leptospirosis Leptospira interrogans Chuột, chó Qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với nước tiểu, của động vật nhiễm
Bệnh do loài gặm nhấm Tularemia Francisella tularensis Loài gặm nhấm có răng của khép (type A) và gặm nhấm (type B) Ve, chấy rận trên hươu nai, và côn trùng khác.
Lao Mycobacterium bovis Các gia súc nhiễm, hươu nai, lạc đà không bướu, heo, mèo nuôi, các động vật ăn thịt hoang dại và gặm nhấm Qua sữa, không khi bắn ra, đờm, phân, nước tiểu và mủ của các động vật nhiễm.
Bệnh lây qua thực phẩm (thường dẫn đến tiêu chảy Campylobacter spp., Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp. và Trichinella spp. Các động vật nuôi để lấy thịt (gia súc, gia cầm) Các thực phẩm động vật còn sống hay nấu không chín.
Bệnh phong Mycobacterium leprae Chủ yếu ở các con thú có vú nhưng là khi châu Phi, thỏ và chuột cũng có thể Bất kỳ một tiếp xúc nào với thú có vú qua nước tiểu, phân và mủ của động vật nhiễm, đất bị nhiễm.
Bệnh than Bacillus anthracis Thường là các động vật ăn cỏ như gia súc, dê, lạc đà, ngựa và heo Do ăn hoặc hít phải, da tiếp xúc với bào tử
Bệnh vi khuẩn Brucellosis Brucella spp. Gia súc, dê Thịt hay sữa nhiễm
Bệnh mèo cào Bartonella henselae, Bartonella quintana Mèo Vết cắn hoặc cào do mèo bị nhiễm bệnh
Bệnh liên cầu lợn (do vi khuẩn liên cầu lợn: Streptococcus suis) Lợn Tập quán ăn tiết canh, tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn, đặc biệt là ăn tiết canh và ăn thịt lợn và các phủ tạng của lợn chưa nấu chín.
Căn nguyên khác như Prion
Bệnh bò điên (Variant Creutzfeldt–Jakob disease) PrP(vCJD) Gia súc Ăn thịt từ động vật nhiễm bovine spongiform encephalopathy (BSE)

3. Cách phòng chống bệnh từ động vật lây sang người

Dịch bệnh từ động vật lây sang người hết sức nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đầu thế kỷ 21 tới nay, khoảng 70% các đại dịch nguy hiểm là do từ động vật lây sang người. Đến nay, thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người đã khiến 2,4 tỷ người mắc bệnh và 2,2 triệu người tử vong.

Các khâu chăm sóc thú y thông thường sẽ bảo vệ người chủ tránh tránh mắc các bệnh từ thú cưng. Một vài cách đơn giản có thể giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi các bệnh ZDs gây ra bởi ký sinh trùng. Cụ thể:

  • Đảm bảo rằng các vật cưng của bạn được chăm sóc thú y để khỏi lây truyền bệnh cho bạn và gia đình do nhiễm ký sinh trùng.
  • Thực hành với 4P (Chăm sóc các thú cưng đến tận háng bẹn, bỏ chất thải vào các nơi hợp lý (pick up Pet Poop Promptly, and dispose of properly). Bảo đảm rửa sạch của bạn sau khi chăm sóc và dọn dẹp phân thú cưng;
  • Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi sờ vào thú cưng và tránh tiếp xúc với phân động vật;
  • Theo dõi các quy trình chế biến thức ăn bằng tay hợp lý để làm giảm nguy cơ lan truyền thực phẩm nhiễm mầm bệnh;

Tuy nhiên, tại Việt Nam nước ta cũng chỉ thị các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát cúm gia cầm lây sang người. Đối với người dân, nếu gia cầm ở trong vùng có nguy cơ bị cúm, cần tiến hành tiêm phòng cho đàn gia cầm. Khi phát hiện gia cầm nhiễm bệnh, cần báo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý.

  • Với dịch H5N6: Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) đang hỗ trợ giám sát cúm gia cầm tại chợ, giám sát các lò giết mổ. Bên cạnh đó, Tổ chức Thú y Thế giới đang giám sát chim hoang dã. Chủng vi-rút phân lập gửi phòng thí nghiệm quốc tế để giải trình gen. Đối với người dân, nếu gia cầm ở trong vùng có nguy cơ bị cúm, cần tiến hành tiêm phòng cho đàn gia cầm. Khi phát hiện gia cầm nhiễm bệnh, cần báo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý.
  • Bệnh xoắn khuẩn trên lợn: tiêm phòng vaccine, kiểm tra kháng thể huyết thanh, xây dựng cơ sở sạch bệnh.
  • Bệnh dại: Số người chết vì bệnh dại năm 2014 đã giảm đi rất nhiều so với năm trước. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 triệu con chó. Trong đó nhiều con nuôi thả rông ở khu vực nông thôn, miền núi nên rất khó khăn trong việc phòng chống dịch, tiêm phòng dại. Bệnh dại không xuất hiện ở thành phố mà chỉ xuất hiện ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Vì vậy cần tuyên truyền cho bà con hiểu rõ và ngành thú y cần có các đợt tiêm phòng sâu rộng tới các vùng nông thôn và miền núi.
  • Bệnh nhiệt thán: Gần đây xuất hiện ổ dịch ở Mèo Vạc, Hà Giang, do người dân giết gia súc bị bệnh và chia cho bà con trong bản ăn. Do tập quán ăn thịt gia súc chết, bệnh ở người vùng cao khiến họ có thể mắc bệnh lây từ gia súc. Do đó, cần có biện pháp tuyên truyền để bà con hiểu rõ và không ăn thịt gia súc chết, bệnh.
  • Bệnh liên cầu lợn: giám sát lâm sàng, không ăn lợn bệnh, tiết canh, sau khi giết mổ phải rửa tay bằng nước sạch là các biện pháp phòng bệnh mà các chuyên gia y tế khuyến cáo tới người dân.
    Bệnh tai xanh ở lợn cũng có phần làm gia tăng liên cầu lợn. Vì vậy, khi lợn bị bệnh tai xanh, không được ăn, mà cần có biện pháp phòng ngừa và báo ngay với cơ sở thú y.
  • Bệnh viêm não virus: Tuy số ca mắc không nhiều nhưng lại gây tử vong và biến chứng nặng. Bệnh truyền từ các động vật như chim, ngựa,.. qua muỗi đốt sang người. Để phòng bệnh, cần diệt muỗi và tiêm phòng viêm não cho trẻ em
Cần rửa tay trước khi chăm sóc bé để đảm bảo an toàn cho trẻ
Suy trì thói quen rửa tay để giúp găn ngùa vi khuẩn

Để phòng ngừa hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người nêu trên, cần tuyên truyền, tiêm vắc-xin trên vật nuôi để ngừa dịch bệnh. Các địa phương và cơ quan thú y cũng chủ động trong khâu con giống, khử trùng để phòng nguy cơ dịch bệnh một cách triệt để. Tổ chức chăn nuôi đạt an toàn, tiêm vắc-xin định kỳ cơ sở giống. Cục Thú y phối hợp với FAO phòng chống dại, quản lý đàn chó, hướng tới tiêm vắc-xin cho 70% đàn chó. Tiêm phòng cho động vật trong vùng dịch bệnh nhiệt thán. Khi phát hiện trâu bò bị bệnh nhiệt thán, không được mổ, không được ăn mà cần báo ngay với cơ quan thú y để giải quyết triệt để. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người sẽ họp thường xuyên, nâng cao năng lực phòng xét nghiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ NN&PT cùng các địa phương là biện pháp hữu hiệu trong thời gian tới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự song hành của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới để xóa bỏ dịch bệnh lây từ động vật sang người, hạn chế sự lây lan của chúng trên bản đồ thế giới.

Các bệnh lây truyền từ động vật sang người có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời, may mắn thay một số loại bệnh, dịch bệnh đã có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Ngoài các loại vắc-xin tiêm phòng cho động vật thì chúng ta cũng nên chủ động phòng ngừa cho con người, nhất là các đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Huỳnh Hồng Quang.Y học thường thức về phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, ( 17/07/2018)
  2. Salyer SJ, Silver R, Simone K, Barton Behravesh C. Prioritizing zoonoses for global health capacity building—themes from One Health zoonotic disease workshops in 7 countries, 2014–2016. Emerg Infect Dis. 2017 Suppl.
  3. Mark E.J. Woolhouse* and Sonya Gowtage-Sequeria. Host Range and Emerging and Reemerging Pathogens. Emerg Infect Dis. 2005 Dec; 11(12): 1842–1847.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan