Bị táo bón có nên rặn khi mang thai?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Táo bón là hiện tượng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, phải rặn mạnh khi đi tiêu. Đây là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ có thai, nhưng không phải là bệnh lý. Tình trạng này đặt ra băn khoăn thắc mắc với nhiều mẹ bầu, bị táo bón khi mang thai có nên rặn không?

1. Tác hại của táo bón khi mang thai

Táo bón ở mẹ bầu chưa tới mức gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng táo bón khi mang thai gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu. Bên cạnh đó táo bón là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ bầu như đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, đau bụng vùng tiểu khung. Hiện tượng táo bón kéo dài, nặng sẽ khiến khối phân tích tụ lâu ngày có thể khiến các chất độc hại có trong phân hấp thụ ngược lại cơ thể, gây hại cho sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón khiến mẹ luôn khó chịu vùng bụng, dẫn đến chán ăn, không có cảm giác đói, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất, cũng như không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường.

Nguy hiểm hơn, táo bón trong thai kỳ nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng nghiệm trọng:

  • Thai phụ nếu cố rặn mỗi lần đi vệ sinh có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, ammoniac, indol... bị hấp thụ ngược lại cơ thể
  • Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt
  • Suy dinh dưỡng thai nhi hoặc giảm sức đề kháng của bé.
Thai nhi bị nang bạch huyết
Mẹ bầu bị táo bón kéo dài có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng

2. Bị táo bón có nên rặn khi mang thai?

Táo bón khi mang thai không nên rặn bởi các lý do sau:

  • Các cơn rặn khi bị táo bón sẽ kích thích các cơn co tử cung, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai sớm ở 3 tháng đầu, sinh non vào 3 tháng cuối thai kỳ
  • Khi rặn để cố đẩy phân ra ngoài, mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ nứt kẽ hậu môn – một dạng viêm hậu môn. Nứt hậu môn thường đi kèm các triệu chứng đi cầu ra máu, lượng máu tuy không nhiều có thể phát hiện trong phân hoặc giấy chùi. Đây là nguyên nhân của nhiễm trùng hậu môn, tiền đề của bệnh trĩ, ung thư đại tràng.

3. Mẹ bầu bị táo bón phải làm sao?

Mẹo dành cho mẹ bầu bị táo bón nếu vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vùng xung quanh rốn để hỗ trợ nhu động ruột già hoạt động, điều này giúp làm mềm phân, phần não dễ đi tiêu hơn. Nếu mang thai dưới 3 tháng hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không nên thực hiện cách này vì sẽ khiến dễ sinh non, sảy thai.

xoa bụng
Mẹ bầu có thể dùng tay xoa bụng để hỗ trợ điều trị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ

Để đẩy lùi chứng táo bón khi mang thai lâu dài và hiệu quả, chị em cần duy trì một chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh, phù hợp bằng cách:

  • Uống đủ nước: Là việc làm cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu bị táo bón. Nước có tác dụng làm mềm phân, uống đủ 2-3 lít nước ở nhiều dạng khác nhau trải dài cả ngày để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai. Đặc biệt nên uống nước ở 2 thời điểm hiệu quả là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Tăng cường chất xơ trong bữa ăn: Gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước từ lòng ruột, giúp mềm phân, tăng kích thước phân vào tạo cảm giác muốn đi tiêu. Chất xơ không hòa tan khi xuống đến ruột già làm tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng táo bón hiệu quả. Bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh như rau bắp cải, rau cải xoăn, rau bina, mận tím, kiwi, chuối chín, táo... Mẹ bầu cần bổ sung đa dạng, không nên ăn một thứ quá nhiều, bên cạnh đó hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, kích thích như ớt, tiêu, thuốc lá, rượu, bia...
  • Vận động thể chất thường xuyên: Mỗi ngày 15- 30 phút vận động phù hợp với thể chất sẽ là biện pháp tích cực giúp hạn chế cơn táo bón. Mẹ bầu có thể tập yoga, bơi lội, đi bộ...

4. Lời khuyên chữa táo bón khi mang thai

Một số mẹo, lời khuyên nhỏ có thể giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng hơn khi bị táo bón là:

  • Bà bầu văn phòng có thể mang theo trái cây sấy khô và các loại hoạt đặc biệt là hạnh nhân, nho, mơ và mận.
Đọc sách
Mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý thoải mái để đi vệ sinh được dễ dàng hơn
  • Tránh uống quá nhiều cà phê. Điều này có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu/ mất nước ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón. Tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tập thói quen ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng mỗi ngày, có thể là 5-10 phút sau khi ăn sáng, trưa hay tối. Mang theo một cuốn sách, tạp chí nhưng tuyệt đối không phải điện thoại. Cố gắng thư giãn để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh bầu có thể tập theo tư thế: nghiêng về phía trước với khuỷu tay trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng.
  • Tránh bỏ qua các tín hiệu có thể giục phải đi vệ sinh.
  • Mẹ bầu bị táo bón nên hạn chế tối đa dùng các loại thuốc. Thuốc thụt có thể giúp mẹ bầu dễ đi tiêu hơn, nhưng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.

Nếu tình trạng táo bón khi mang thai quá nặng, mẹ bầu không thể tự giải quyết được bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn và có dấu hiệu đau bụng, thì nên đi khám để bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

170.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan