Rối loạn cương dương: Liệu pháp thay thế Testosterone

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Testosterone là hormone do tinh hoàn sản xuất và chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục nam giới. Testosterone cũng rất quan trọng để duy trì khối lượng cơ bắp, số lượng tế bào hồng cầu, phát triển xương, cảm giác khỏe mạnh và chức năng tình dục.

1. Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương được định nghĩa như là một tình trạng dương vật không cương hoặc không cương cứng đủ và kéo dài đủ để quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương là một bệnh lý xảy ra ở nam giới xuất hiện từ ngàn đời xưa và đang ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không phải là một bệnh quá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nam giới, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như bản lĩnh và niềm tin của người đàn ông.

2. Triệu chứng của rối loạn cương dương

Các triệu chứng rối loạn cương dương có thể bao gồm:

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

  • Nam giới không có ham muốn tình dục và dương vật không cương cứng được.
  • Nam giới còn ham muốn tình dục và dương vật không cương cứng được hay còn gọi là “Trên bảo dưới không nghe”.
  • Dương vật có thể cương nhưng không đủ cứng để đưa được vào âm đạo của nữ giới hoặc có thể cứng đưa được vào âm đạo phụ nữ nhưng không duy trì được độ cương cứng trong suốt quá trình quan hệ cho tới lúc xuất tinh hoặc bị xỉu trước khi xuất tinh.
Khám bệnh
Nam giới không có ham muốn tình dục và dương vật không cương cứng được cần được đi khám bác sĩ

3. Làm sao để hết rối loạn cương dương?

3.1 Điều trị ngắn hạn

Những trợ giúp này để đạt được hoặc duy trì sự cương cứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của rối loạn cương dương.

3.2 Giải quyết nguyên nhân cơ bản

Phương pháp điều trị chính là giải quyết nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương như:

  • Do gặp các chấn thương vùng chậu hông, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tác dụng phụ của thuốc,... khiến lực bơm máu không đủ mạnh trong quá trình quan hệ.
  • Người mắc các tình trạng cong vẹo dương vật, xơ vữa mạch dương vật, tổn thương vi mạch thần kinh,... tạo ra sức cản máu quá lớn tại dương vật.
  • Gặp các vấn đề, tổn thương tại dương vật, như: vỡ rách vật hang, bao trắng quá mỏng, hẹp bao quy đầu,....
  • Thói quen ăn nhậu, lạm dụng rượu bia
  • Hút thuốc: Nicotine trong khói thuốc hạn chế dòng máu đến dương vật, gây rối loạn lưu lượng máu trên dương vật.
  • Lười vận động

3.3 Phương pháp điều trị tâm lý

Nguyên nhân của rối loạn cương dương có thể là do tâm lý và chính tình trạng này có thể dẫn đến lo lắng. Phương pháp điều trị tâm lý có thể làm giảm lo lắng, tăng sự tự tin và cải thiện mối quan hệ với bạn tình. Ngoài ra, những thay đổi này có thể làm tăng tỷ lệ các phương pháp điều trị khác có hiệu quả hơn.

Việc lo lắng quá cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Giải quyết lo lắng này có thể cải thiện kết quả tổng thể của người bệnh.

4. Rối loạn cương dương có tự khỏi được không?

Điều trị đúng có thể làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng của rối loạn cương dương.

Các bác sĩ đã xác định hai loại rối loạn cương dương:

  • Rối loạn cương dương nguyên cấp là tình trạng rối loạn cương dương xảy ra từ khi trưởng thành. Đây là trường hợp hiếm gặp.
  • Rối loạn cương dương thứ cấp là tình trạng mất khả năng cương bình thường trước đó. Đây là loại phổ biến nhất.

Rối loạn cương dương thứ cấp có thể được đảo ngược và thường là tạm thời. Rối loạn cương dương nguyên phát có thể yêu cầu điều trị chuyên sâu hơn và dựa trên tình trạng bệnh tật hiện tại.

Rối loạn cương dương thường được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, một người có thể điều trị nguyên nhân cơ bản và các triệu chứng có thể đảo ngược mà không cần dùng thuốc.

Các thức điều trị phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Một số thấy rằng các phương pháp điều trị truyền thống, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc thuốc, không hiệu quả.

5. Nguyên nhân gây ra Testosterone thấp?

Khi một người đàn ông già đi, lượng testosterone trong cơ thể tự nhiên giảm dần. Sự suy giảm này bắt đầu sau 30 tuổi và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Một số nguyên nhân khác gây ra mức testosterone thấp là do:

  • Chấn thương, nhiễm trùng hoặc mất tinh hoàn
  • Hóa trị hoặc xạ trị ung thư
  • Bất thường di truyền như Hội chứng Klinefelter
  • Bệnh hemochromatosis (quá nhiều chất sắt trong cơ thể)
  • Rối loạn chức năng của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
  • Các bệnh viêm như u hạt (tên tiếng Anh là sarcoidosis)
  • Thuốc, đặc biệt là hormone dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và thuốc corticosteroid
  • Suy thận mãn tính
  • Căng thẳng
  • Nghiện rượu
  • Bệnh xơ gan
  • Béo phì (đặc biệt béo vùng bụng)

6. Các triệu chứng của Testosterone thấp là gì?

Vợ chồng
Nếu không có đủ testosterone, người đàn ông có thể mất ham muốn tình dục, bị rối loạn cương dương

Nếu không có đủ testosterone, người đàn ông có thể mất ham muốn tình dục, bị rối loạn cương dương, cảm thấy chán nản, cảm thấy yếu ớt và khó tập trung. Testosterone thấp có thể gây ra những thay đổi thể chất như:

  • Giảm khối lượng cơ bắp, với sự gia tăng mỡ trong cơ thể
  • Thay đổi nồng độ cholesterol
  • Giảm huyết sắc tố và có thể thiếu máu nhẹ
  • Loãng xương, xương dễ gãy
  • Giảm lông trên cơ thể
  • Thay đổi nồng độ cholesterol và lipid

7. Làm thế nào để tôi phát hiện ra nếu tôi có Testosterone thấp?

Cách chính xác duy nhất để phát hiện tình trạng này là bác sĩ đo lượng testosterone trong máu. Vì nồng độ testosterone dao động trong suốt cả ngày, nên cần thực hiện một số xét nghiệm đo lường để phát hiện thiếu hụt. Nếu có thể, tốt nhất kiểm tra vào sáng sớm, khi mức testosterone cao nhất.

Lưu ý: Liệu pháp thay thế Testosterone chỉ nên được sử dụng bởi những người đàn ông có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng và có xét nghiệm chứng minh có mức nồng độ testosterone thấp.

8. Testosterone thấp được điều trị như thế nào?

Thiếu hụt testosterone có thể được điều trị bằng cách:

  • Tiêm bắp, tiêm bất cứ nơi nào cách nhau từ hai đến 10 tuần
  • Testosterone gel bôi vào da hoặc bên trong mũi
  • Vật liệu kết dính có Testosterone được dính trên răng hai lần một ngày
  • Tiêm dưới da có tác dụng kéo dài
  • Miếng dán Testosterone.

Mỗi lựa chọn này cung cấp mức độ hormone thích hợp; tuy nhiên, chúng đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem phương pháp nào phù hợp với bạn nhất.

9. Ai không nên dùng liệu pháp thay thế Testosterone?

Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú không nên dùng liệu pháp thay thế testosterone hoặc những người có vấn đề về đường tiết niệu nghiêm trọng, ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng nhưng không được điều trị hoặc suy tim không kiểm soát được.

Tất cả người bệnh khi cân nhắc điều trị thay thế testosterone nên trải qua sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt kỹ lưỡng, khám trực tràng, xét nghiệm PSA (Prostate Specific Antigen-kháng thể đặc hiệu tuyến tiền liệt) trước khi bắt đầu liệu pháp này.

10. Tác dụng phụ của liệu pháp thay thế Testosterone là gì?

Nói chung, liệu pháp thay thế testosterone là an toàn. Và một số tác dụng phụ có thể:

  • Da mụn hoặc da dầu.
  • Giữ nước nhẹ.
  • Kích thích mô tuyến tiền liệt.
  • Tăng nguy cơ phát triển bất thường ở tuyến tiền liệt.
  • Vú to.
  • Tăng nguy cơ đông máu.
  • Làm tăng mức độ ngưng thở khi ngủ.
  • Giảm kích thước tinh hoàn.
  • Tăng sự hung hăng và thay đổi tâm trạng.
  • Có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Đó là các tác dụng phụ về mặt thể chất, còn các tác dụng phụ của liệu pháp này về mặt xét nghiệm bao gồm:

  • Thay đổi nồng độ cholesterol và lipid.
  • Tăng số lượng hồng cầu.
  • Giảm số lượng tinh trùng, gây vô sinh (đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi).
  • Tăng PSA (mức kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt).

Do đó, nếu đang dùng liệu pháp thay thế hormone, người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện các các triệu chứng sớm của các tác dụng phụ do liệu pháp thay thế Testosterone gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Vitalef 50
    Công dụng thuốc Vitalef 50

    Thuốc Vitalef 50 thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố, được dùng để điều trị tình trạng cương dương, người không có khả năng duy trì hoặc đạt được độ cương cứng để đủ thỏa mãn hoạt động tình dục. ...

    Đọc thêm
  • liệu pháp testosterone
    Thông tin về sử dụng Testosterone dạng viên

    Hormone testosterone một hormone sinh dục tạo ra các đặc tính sinh học hiện hữu ở phái mạnh như vóc dáng vạm vỡ, lông trên cơ thể, và chất giọng trầm. Vì thế, khi nồng độ testosterone suy giảm có ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Levivina
    Công dụng thuốc Levivina

    Levivina thuộc nhóm hormon, nội tiết tố, thường dùng trong điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương và yếu sinh lý ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin cụ thể ...

    Đọc thêm
  • Histrelin
    Thuốc Histrelin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Histrelin được sử dụng ở nam giới để điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Hầu hết các loại ung thư tuyến tiền liệt cần nội tiết tố nam testosterone để phát triển và lây lan. Histrelin ...

    Đọc thêm
  • Finarid 5
    Công dụng thuốc Finarid 5

    Bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến 60% nam giới ở độ tuổi 60. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc Finarid 5. Vậy Finarid 5 ...

    Đọc thêm