Bệnh vảy phấn hồng chữa trị thế nào?

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường.

1. Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Vảy phấn hồng là một loại phát ban thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó đa phần là nữ, bệnh thường bắt đầu bằng những đốm hồng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng khắp người.

Mùa xuân và mùa thu là những khoảng thời gian dễ mắc bệnh. Đa số bệnh vảy phấn hồng sẽ tự khỏi trong vòng 3 đến 8 tuần mà không để lại dấu vết gì.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Một vài dẫn chứng cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng có thể là do nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là do một chủng virus Herpes gây ra. Lưu ý, đây không phải là loại virus gây nên mụn rộp sinh dục.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là không biết bệnh vảy phấn hồng có lây không. Câu trả lời là không, dù cho đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ những đặc tính của bệnh vảy phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm.

3. Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng

Người bị bệnh vảy phấn hồng thường có các tổn thương ở da có hình thoi, màu hồng, bờ hơi nhô. Những triệu chứng khác là tổn thương có hình tròn có ít vảy, sẩn nhô lên có màu hồng.

Vị trí thường gặp là ở vùng ngực, bụng hoặc lưng hai bên hông, thân mình, mặt trong đùi, mặt trong cánh tay và trong một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt.

Lưu ý cần phần biệt vảy phấn hồng với các bệnh có triệu chứng gần giống như:

4. Cách chữa bệnh vẩy phấn hồng

Uống thuốc chống trầm cảm sau sinh
Có thể dùng một số thuốc kháng virus để hạn chế bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, vảy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh trong từ 3 đến 8 tuần mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng ngứa.

Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin. Các thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị kê thêm các loại kem có chứa corticoid như Elomet, Flucinar, Diprosone,... để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa.
  • Các loại xà phòng có hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vẩy
  • Có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu.

Nếu xác định có nguyên nhân gây bệnh thì điều trị theo nguyên nhân.

Sau 3 tháng điều trị bệnh vảy phấn hồng mà bệnh tình không thuyên giảm, bạn cần phải đến tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu ngay.

5. Các phương pháp để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy phấn hồng

Khám tim mạch Vinmec
Nên tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi chuyển biến bệnh

  • Để phòng hạn chế tiến triển của bệnh vảy phấn hồng thì những thói quen sinh hoạt cũng như phong cách sống cần được điều chỉnh để làm giảm thời gian mắc bệnh.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang dùng;
  • Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

105.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Xilapak: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
    Thuốc Xilapak: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Xilapak có tác dụng điều trị một số tình trạng ngoài da điển hình như: eczema, viêm da dị ứng, phát ban.... Thuốc chỉ được bôi ngoài da với những yêu cầu sử dụng nghiêm ngặt.

    Đọc thêm
  • Loacne
    Công dụng thuốc Loacne

    Thuốc Loacne có thành phần chính là cyproterone acetate và ethinylestradiol, được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá do nhạy cảm với androgen. Liều lượng thuốc Loacne nên được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Bệnh sau mưa bão
    Cách phòng các bệnh thường gặp sau mưa bão

    Nguồn nước ô nhiễm là môi trường thuận lợi cho nhiều loại virus phát triển như virus viêm gan A, viêm não, bại liệt, adenovirus, rotavirus. Các virus này có thể gây bệnh nặng dẫn đến tử vong, nhất là ...

    Đọc thêm
  • Hatafluna
    Công dụng thuốc Hatafluna

    Thuốc Hatafluna thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu như eczema, vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,... Để thuốc Hatafluna phát huy tối ưu công dụng điều ...

    Đọc thêm
  • Pharmitrole
    Công dụng thuốc Pharmitrole

    Thuốc pharmitrole được dùng trong điều trị các vấn đề về da liễu, khi mà bệnh nhân bị nhiễm các loại nấm da khác nhau. Pharmitrole được sử dụng dưới dạng viên nang cứng, việc dùng thuốc đúng cách và ...

    Đọc thêm