Bệnh hở van tim hai lá có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Thạc sĩ - Bác sĩ Cao Thanh Tâm đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch

Tim hở van 2 lá nhẹ (1⁄4) được xem là tình trạng nhẹ nhất trong mức độ hở van tim. Mặc dù hiện tại nó chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng nếu không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, nếu bệnh tiến triển thành tình trạng hở van nặng hơn, có thể dẫn đến suy tim.

1. Tim hở van 2 lá nhẹ 1/4 là gì?

Tim hở van 2 lá nhẹ (1⁄4) là tình trạng khi van 2 lá - một trong số các van trong tim - không đóng kín khi tim co bóp, nhưng mức độ hở chỉ ở mức nhẹ. Van 2 lá kết nối tâm nhĩ trái với tâm thất trái, giúp máu chuyển từ tâm nhĩ đến tâm thất theo một hướng. Thông thường, khi tâm thất trái bơm máu, van hai lá sẽ đóng lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp hở van 2 lá nhẹ, có sự trào ngược máu từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái trong giai đoạn tâm thu.

Cấu trúc của van 2 lá bao gồm vòng van, lá van, dây chằng và cơ nhú. Bất kỳ thành phần nào trong hệ thống van 2 lá bị tổn thương đều có thể gây ra tình trạng hở van. Hở van 2 lá có thể phân thành hai loại: hở van 2 lá cấp tính và hở van 2 lá mạn tính, tùy thuộc vào cơ chế tổn thương và phương pháp điều trị. Trong trường hợp hở van 2 lá cấp tính, can thiệp điều trị ngoại khoa thường cần thiết và cần được tiến hành sớm.

hở van 2 lá
Hở van tim 2 lá

2. Các loại Tim hở van 2 lá thường gặp

  • Tim hở van 2 lá nhẹ (1/4): Mức độ nhẹ. Hở van tim 2 lá nhẹ được xem như mức độ nhẹ nhất. Nếu không có triệu chứng, nó được gọi là hở van sinh lý và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, hoặc đau ngực, đó có thể là hở van bệnh lý và cần sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
  • Hở van tim 2 lá trung bình (2/4): Mức độ trung bình. Ở mức độ này, hiếm khi cần thay thế van tim, nhưng cần theo dõi để tránh tiến triển thành mức độ nặng hơn. Đặc biệt, khi hở van 2 lá trung bình (kết hợp với hở van 3 lá, van động mạch chủ hoặc đi kèm với tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... thì mức độ nguy hiểm tăng lên và cần phải điều trị kịp thời.
  • Hở van tim 2 lá nặng (3/4 - 4/4 ): Mức độ nặng. Trong giai đoạn này, các triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho khan và đánh trống ngực có thể xuất hiện cùng lúc. Nếu không điều trị bệnh tiến triển nặng hơn với cơn hen tim, loạn nhịp tim, phù phổi cấp, suy tim tiến triển, có nguy cơ tử vong cao. Người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn. Nhiều người mắc hở van 2 lá nặng cần phải can thiệp trên van tim (phẫu thuật sửa hoặc thay van tim)

3. Dấu hiệu của tim hở van tim 2 lá nhẹ

Vậy hở van tim nhẹ có nguy hiểm không? Hầu hết những người mắc hở van tim 2 lá thường không có triệu chứng rõ rệt. Nguyên nhân là do các buồng tim thường có khả năng giãn ra để chứa lượng máu lớn hơn, một phần máu do tim bơm ra bị trào ngược lại qua van. Nhờ cơ chế bù trừ này, người mắc hở van tim 2 lá ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể chưa phát hiện ra triệu chứng hoặc biến chứng.

Các dấu hiệu của bệnh tim hở van 2 lá 1/4 ban đầu thường dễ bị bỏ qua mà người bệnh không hề biết
Các dấu hiệu của bệnh tim hở van 2 lá 1/4 ban đầu thường dễ bị bỏ qua mà người bệnh không hề biết

Thậm chí, những bệnh nhân mắc hở van 2 lá mức độ nặng trong giai đoạn ban đầu cũng có thể không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện suy tim trái, rối loạn nhịp tim hoặc tăng áp lực động mạch phổi. Những triệu chứng của suy tim có thể bao gồm sự mệt mỏi, khó thở khi cố gắng, và thậm chí có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi, cùng với sự phù tụ ở cả hai chi dưới.

4. Biến chứng chết người ở bệnh tim hở van 2 lá

Bệnh hở van tim 2 lá có thể ảnh hưởng đến việc sinh nở của phụ nữ. Thông thường, với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng, phụ nữ có thể thích nghi khá tốt với quá trình sinh đẻ. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng, có triệu chứng hoặc biến chứng, có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng trong quá trình sinh.

Nếu bệnh nhân gặp các biến chứng liên quan đến hở van tim 2 lá, thì tốt nhất là nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa tim mạch về nguy cơ sinh con và khả năng phải thực hiện phẫu thuật sửa hoặc thay van 2 lá trước khi có thai. Trừ các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật van 2 lá không nên thực hiện khi bệnh nhân đang mang thai.

Bên cạnh đó, hở van tim nhẹ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Suy tim là bệnh lý xảy ra khi tim không có khả năng bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường xảy ra khi hở van tim hai lá không được theo dõi và điều trị đúng cách, khiến cho tim phải hoạt động quá sức trong một khoảng thời gian dài.

Rung nhĩ trong bệnh hở van tim 2 lá là một tình trạng rối loạn điện tim ở tầng tâm nhĩ, thể hiện bằng sự tăng tần số và không đều của nhịp tim, được gọi là rung nhĩ trong bệnh hở van tim 2 lá. Với bệnh nhân mắc hở van tim 2 lá, lượng máu tim bơm ra đã giảm, và rung nhĩ tiếp tục làm giảm lượng máu này, gây tăng nguy cơ đột quỵ hoặc tắc nghẽn mạch chi do cục máu đông hình thành trong các buồng tim.

5. Cách phòng tránh hở van tim 2 lá nhẹ 1/4

Hở van tim nhẹ có nguy hiểm không đều nằm trong những thay đổi về thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng của bệnh nhân. Lối sống lành mạnh, việc duy trì thói quen tập thể dục đều đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hở van tim 2 lá nói chung và hở van tim 2 lá mức độ nhẹ nói riêng. Một số chi tiết mà người bệnh cần lưu ý:

● Theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt quan trọng là duy trì huyết áp dưới mức <130/80 mmHg (đối với người dưới 65 tuổi) hoặc <140/90 mmHg (đối với người trên 65 tuổi).

● Tập thể dục nhẹ nhàng, bao gồm đi bộ, yoga, thiền, tập thái cực quyền, và tránh làm các công việc nặng.

● Duy trì việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm và viêm phổi phế cầu.

● Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thực hiện vệ sinh răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để tránh viêm nội tâm mạc.

● Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, ít muối và đường.

● Thường xuyên khám sức khỏe để theo dõi tiến triển và phát hiện sớm nguy cơ bệnh.

Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và kiêng cử phù hợp để điều trị bệnh tim hở van 2 lá 1/4
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và kiêng cử phù hợp để điều trị bệnh tim hở van 2 lá 1/4

6. Cách điều trị hở van tim 2 lá

6.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt:

● Duy trì hoạt động thể lực nhẹ nhàng, đều đặn, tránh tập thể dục quá nặng hoặc quá sức.

● Tránh tập luyện ngoài trời khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

● Kiểm soát cân nặng, đặc biệt nếu có dư cân hoặc béo phì.

● Không uống rượu bia và không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất gây nghiện.

● Đi xa nên mang theo thuốc và các giấy tờ liên quan đến bệnh tật.

6.2 Thay đổi chế độ ăn cho người bị hở van tim 2 lá nhẹ 1/4 :

● Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và vitamin, tăng cường chất xơ, bao gồm nhiều loại rau xanh, củ và quả.

● Bao gồm các loại cá ít nhất hai lần một tuần, đặc biệt là cá chứa axit béo omega-3 như cá hồi và cá trích.

● Lựa chọn thực phẩm chứa loại carbohydrate cần thiết như khoai lang, gạo lứt, bột yến mạch, hạt quinoa để bổ sung chất xơ và kiểm soát đường trong máu.

● Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như ngũ cốc, đậu nành, rau xanh, cá, và nấm.

6.3 Người bị tim hở van 2 lá cần kiêng:

● Tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa, như đồ chiên rán, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, vì chúng có thể tăng cholesterol máu và nguy cơ cho tim mạch.

● Hạn chế tiêu thụ muối, đồ ăn mặn có thể tăng huyết áp và áp lực tim, gây căng thẳng cho van tim hai lá.

● Tránh đồ ngọt và thực phẩm chứa chất kích thích, như trà, cà phê, và đồ ngọt, vì chúng có thể gây tác động kích thích hệ thần kinh và tăng nguy cơ hở van 2 lá.

● Không nên sử dụng đồ uống có cồn như rượu và bia, vì chúng có thể suy giảm chức năng tim và gây tổn thương cho cơ tim.

Hở van 2 lá nhẹ không phải là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần duy trì quá trình theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh, và định kỳ nên tái khám, siêu âm tim đánh giá xem hở van hai lá có tiến triển nặng hơn không hay hở van hai lá sinh lý.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan