Giảm đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp.

Đặc trưng của bệnh gout là các đợt viêm khớp cấp tính tái phát với biểu hiện đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp, chủ yếu ở ngón cái khi có đợt viêm. Chính vì những triệu chứng như vậy nên việc giúp người bệnh giảm đau trong viêm khớp gout rất cần thiết trong điều trị.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (thống phong) là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến thận mất khả năng lọc acid uric trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ acid uric theo thời gian, hình thành các tinh thể nhỏ tập trung tại khớp gây các triệu chứng viêm, sưng đau cho người bệnh.

2. Nguyên nhân của bệnh gout

Như đã đề cập thì bệnh gout xảy ra do sự gia tăng và tích tụ của acid uric trong các khớp gây nên triệu chứng sưng đau ở bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các nguyên nhân làm tăng acid uric máu đều có thể gây ra bệnh gout như:

  • Dùng nhiều thức ăn có chứa purin như: Nội tạng, tôm cua, lòng đỏ trứng, nấm;
  • Tăng giáng hóa nucleoprotein tế bào;
  • Tăng tổng hợp purin nội sinh;
  • Giảm đào thải acid uric qua đường niệu do giảm mức lọc cầu thận hoặc giảm phân hủy acid uric trong phân do vi khuẩn;
  • Yếu tố di truyền: Con cái có tỷ lệ mắc gout cao hơn bình thường 20% nếu bố mẹ mắc gout;
  • Do giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc gout cao hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể mắc bệnh;
  • Lạm dụng thuốc bổ, vitamin có chứa niacin, nhiễm độc chì gây rối loạn chuyển hóa acid uric;
  • Do bệnh nhân béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, bệnh về thận.
Viêm khớp gout
Béo phì có thể là yếu tố nguyên nhân dẫn tới bệnh gout

3. Làm thế nào để giảm đau ở bệnh nhân bị viêm khớp do gout?

Với tình trạng viêm khớp cấp tính của bệnh nhân gout thì mục tiêu điều trị là loại bỏ cơn đau và sưng cấp ở các khớp bị ảnh hưởng. Chính vì vậy các loại thuốc có thể dùng bao gồm:

Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Indomethacin, mobic, meloxicam, felden,...;

Thuốc colchicine: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc không steroid thì có thể dùng colchicine thay thế. Mặc dù đây không phải là thuốc giảm đau nhưng được phân loại là thuốc chống gout khi có thể dùng liều nhỏ điều trị gout mãn tính và liều cao để đối phó gout cấp tính. Thuốc được sử dụng hiệu quả nhất ở 12 giờ đầu xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên cần lưu ý thuốc có tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc ngộ độc ở liều cao;

Thuốc corticosteroid: Prednisone, dexamethason, solumedrol có thể dùng để điều trị cơn gout cấp nếu bệnh nhân không đáp ứng với steroid và colchicine. Thuốc giúp giảm đau và viêm khá nhanh nhưng cần được theo dõi bởi bác sĩ và dùng với liều giảm dần trong 7-10 ngày. Thuốc chống chỉ định với người loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện chế độ ăn uống kiêng rượu bia, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật, hải sản. Bệnh gout rất hay tái phát nên người bệnh cũng cần đi khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số acid uric máu nhằm tiên lượng sớm cho các đợt gout tái phát.

Thực tế, bệnh gout khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh, cùng với thói quen sử dụng thuốc tùy tiện sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hoặc nặng hơn bệnh gout gồm có:

Thuốc corticoid: Mặc dù là thuốc giảm đau và sưng rất nhanh nhưng corticoid cũng là “con dao hai lưỡi” khi về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gout. Cơ chế của corticoid khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh với thải tiết với acid uric ở ống thận khiến lượng acid uric của người bệnh lại càng tăng hơn, vô tình làm nặng thêm tình trạng bệnh gout.

Aspirin: Là loại thuốc kinh điển thuộc nhóm chống viêm không steroid rất phổ biến trước đây để điều trị bệnh khớp. Tuy nhiên, sau này với sự ra đời của các loại thuốc không steroid khác hiệu quả hơn thì aspirin đã dần ít được sử dụng. Thêm vào đó, aspirin liều thấp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gout thứ phát.

Thuốc lợi tiểu: Tất cả các loại thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton) đều ảnh hưởng đến sự thải trừ acid uric của cơ thể, khiến gia tăng acid uric trong máu dẫn tới bệnh gout. Vì vậy bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp.

Viêm khớp gout
Bệnh nhân gout dùng thuốc lợi tiểu cần theo dõi nồng độ acid uric máu để phát hiện sớm các biểu hiện của cơn gout cấp

Các cơn đau do viêm khớp ở bệnh nhân gout ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sinh hoạt và làm việc của người bệnh, vì vậy việc sử dụng các biện pháp giảm đau là rất quan trọng. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tăng lipid máu hỗn hợp là gì
    Tăng lipid máu hỗn hợp là gì?

    Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglycerid, hoặc tăng LDL- cholesterol, HDL- cholesterol) có thể gây ra các bệnh lý tim ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vaidilox

    Thuốc Vaidilox được dùng trong điều trị tăng acid uric máu mạn tính trong trường hợp bệnh nhân có lắng đọng urat. Trước khi sử dụng thuốc Vaidilox, người dùng nên chủ động tìm hiểu kỹ thông tin về công ...

    Đọc thêm
  • Chỉ số acid uric bình thường
    Chỉ số Uric acid: 248.2 μmol/l, AFP: 2.33, Ca 72-4: <1.5, Cea:1.97 có sao không?

    Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số acid uric: 248.2 μmol/l, AFP: 2.33, Ca 72-4: <1.5, Cea:1.97 có sao không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

    Đọc thêm
  • febuxat
    Công dụng thuốc Febuxat

    Febuxat có thành phần chính là Febuxostat có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, đây là thuốc điều trị và dự phòng bệnh gout. Thuốc được chỉ định trong tăng acid uric mạn tính hoặc cấp tính, không dùng ...

    Đọc thêm
  • Chlorthalidone
    Chlorthalidone là thuốc gì?

    Thuốc Chlorthalidone thuộc nhóm thuốc lợi tiểu được bào chế ở dạng viên nén và được chỉ định sử dụng điều trong các trường hợp tăng huyết áp, suy tim mãn tính,... Tuy nhiên, với một số trường hợp thuốc ...

    Đọc thêm