Chủ đề Viêm đường tiết niệu

Tên gọi khác
  • Nữ giới: người phụ nữ có đường niệu đạo ngắn hơn đàn ông, do đó dẫn tới rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang.

  • Hoạt động tình dục: Phụ nữ hoạt động tình dục có xu hướng nhiễm trùng tiểu nhiều hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Nguy cơ mắc cao hơn khi có quan hệ với nhiều người và nhiều đối tượng mới.

  • Một số biện pháp tránh thai: Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo và dung dịch diệt tinh trùng làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.

  • Mãn kinh: khi mãn kinh thì nội tiết tố estrogen của người phụ nữ giảm dẫn tới niêm mạc tiết niệu - sinh dục teo, khô, mất độ mềm mại, chất nhờn của âm đạo cũng không được tiết nhiều như thời gian trước, do đó dẫn tới khả năng chống lại vi khuẩn cũng giảm, nên phụ nữ mãn kinh rất hay mắc viêm đường tiết niệu.

  • Bất thường đường tiết niệu: Đối với một số trường hợp có dị tật đường tiết niệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ, dẫn tới hạn chế hoặc nước tiểu không đi ra khỏi cơ thể bình thường hoặc thay đổi dòng chảy nước tiểu và nước tiểu chảy ngược vào niệu đạo, khi đó rất dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu ở trẻ.

  • Tắc nghẽn trong đường tiết niệu: gặp trong trường hợp người bệnh có sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt bị phì đại.

  • Bệnh làm ức chế hệ thống miễn dịch: như bệnh tiểu đường và các bệnh khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

  • Đặt ống sonde tiểu: Ở một số người bệnh nhập viện do không kiểm soát đường khả năng đi tiểu như hôn mê hay các bệnh về thần kinh trung ương, người bệnh sẽ được đặt sonde tiểu để kiểm soát lượng nước tiểu, tuy nhiên thủ thuật này làm xây xước đường tiết niệu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập theo đường ống sonde tiểu, dẫn tới tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.