Chủ đề Loãng xương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể.

Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như:

  • Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn.

  • Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.

  • Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

  • Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông

  • Mãn kinh trước 45 tuổi

  • Đã từng bị gãy xương

  • Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc hội chứng Cushing

  • Chủng người da trắng hoặc người châu Á

Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:

  • Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.

  • Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D

  • Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.

  • Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài

  • Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.

  • Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.

  • Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.