Đã từng mắc bệnh lao phổi có cần tiêm vắc-xin BCG nữa không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, tình cờ em kiểm tra tay mình không thấy vết sẹo của tiêm vắc-xin lao (BCG). Cách đây 7 năm em đã từng bị bệnh lao phổi nhẹ và đã điều trị xong rồi ạ. Xin hỏi bác sĩ “Đã từng mắc bệnh lao phổi có cần tiêm vắc-xin BCG nữa không?” Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Bác sĩ xin trả lời câu hỏi: “Đã từng mắc bệnh lao phổi có cần tiêm vắc-xin BCG nữa không?” của bạn như sau:

Vắc-xin ngừa lao được chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 30 ngày. Nhóm người lớn dưới 35 tuổi chưa được tiêm (không có sẹo lao), phản ứng Tuberculin (lao) âm tính. Đối với nhóm tuổi trên 35 vắc-xin BCG không hoạt động tốt, tuy nhiên họ có thể tiêm khi công việc của họ có nguy cơ cao tiếp xúc lao (nhân viên y tế, nhân viên tiếp xúc động vật, người quản trại giam,...).

Trường hợp của bạn đã bị nhiễm khuẩn Lao nằm trong nhóm chống chỉ định của tiêm phòng vắc-xin BCG. Bạn nên đến trung tâm vắc-xin một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Bác sĩ Nội trú - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • BCG
    Vắc-xin BCG 1mg/1ml

    Hiện nay, việc tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ là vô cùng cần thiết. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì nên tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt. Vắc-xin BCG được chỉ định tiêm ...

    Đọc thêm
  • Vacxin 6 trong 1 của Pháp hay Bỉ tốt hơn
    Ai tìm ra vắc-xin lao?

    Vắc-xin phòng lao BCG cho trẻ là điều thật sự cần thiết tạo ra một phản ứng miễn dịch giúp bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi các dạng bệnh lao nghiêm trọng.

    Đọc thêm
  • Bệnh lao
    Đặc điểm vi khuẩn lao

    Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tỷ lệ tử vong cao trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vi khuẩn lao phổi được phát hiện năm 1982 bởi Robert Koch và cho tới nay các nhà khoa học ...

    Đọc thêm
  • Hình ảnh vi khuẩn gây bệnh lao
    Vi khuẩn nào gây bệnh lao trên người?

    Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao gây ra, có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Bệnh lao thường tiến triển mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ...

    Đọc thêm