Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Virus viêm gan A là bệnh lý gan mật có đặc điểm truyền nhiễm cấp tính, do virus viêm gan A (hepatitis A virus- HAV) gây ra. Bệnh viêm gan A có khả năng lây truyền, vì vậy hiểu rõ về các đường lây truyền của viêm gan A sẽ giúp chúng ta có cách phòng chống hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

1. Viêm gan A là gì?

Vi rút viêm gan A gây ra bệnh Viêm gan virus A (hepatitis A virus - HAV), virus viêm gan A chỉ gặp duy nhất ở con người. Viêm gan virus A thường là bệnh cấp tính (bệnh chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định), không diễn tiến thành mạn tính. Suy gan cấp có thể xảy ra, nhưng tỉ lệ chỉ dưới 1% tổng số ca bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân có được miễn dịch bền vững suốt đời (hoặc có thể chủ động tạo miễn dịch để phòng tránh bệnh thông qua việc sử dụng vắc - xin ngừa viêm gan virus A). Hiện nay vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A.

2. Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?

Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh viêm gan A đang có chiều hướng gia tăng. Đó là bởi chúng ta chưa có các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Viêm gan B, viêm gan C lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục, còn viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, do những đồ ăn, thức uống bị nhiễm vi rút viêm gan A. Thức ăn, nước uống, vật dụng, hoặc tay người tiếp xúc với siêu vi A sẽ trở thành nguồn lây nhiễm vi rút. Ngoài ra, vi rút viêm gan A cũng có có thể có trong bể bơi, trong đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nguồn nước... Ở người bệnh, vi rút viêm gan A thường được tìm thấy bên trong nước bọt, nước tiểu nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân thải.

Khi ăn phải thực phẩm có chứa virus viêm gan A sẽ theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể gây viêm gan, ảnh hưởng tới vai trò hoạt động của gan. Với thực trạng thực phẩm “bẩn” như hiện nay, Tiếp xúc với thực phẩm bẩn (có thể bao gồm thực phẩm đông lạnh và chưa nấu chín) do viêm gan A có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào: trồng, thu hoạch, chế biến, xử lý và thậm chí sau khi nấu. Ô nhiễm thực phẩm hoặc nước có nhiều khả năng xảy ra ở các quốc gia nơi viêm gan A là phổ biến và ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém hoặc vệ sinh cá nhân kém. Virus viêm gan A có thể trú ngụ trong thực phẩm bẩn, nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm này thì đây chính là cách trực tiếp đưa virus vào cơ thể. Chúng sẽ tạo nên các biểu hiện của bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Thói quen sử dụng thực phẩm tái cũng chính là tác nhân gây bệnh viêm gan A

Viêm gan A cũng có thể lây truyền qua đường máu tuy nhiên khả năng lây truyền theo phương thức này là rất hiếm.

Số người bị bệnh viêm gan A tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng trong thời gian gần đây. Hiện nay vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A nên cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A chính là tiêm chủng ngừa viêm gan A.

Dùng chung bàn chải đánh răng dễ lây lan HP
Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như bàn chải đánh răng là con đường lây truyền bệnh viêm gan A

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan A

Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A tại các nước đang phát triển khá cao. Đây là những nơi có điều kiện nguồn nước và vệ sinh không được đảm bảo. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch kém, trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan A. Hiện nay vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A nên cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A chính là tiêm chủng ngừa viêm gan A và vệ sinh cá nhân tốt . Sau đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm gan A:

Tiêm phòng vắc- xin viêm gan A: Vắc-xin có hiệu quả đến khoảng 95% ở những người trưởng thành khỏe mạnh và có thể kéo dài hơn 20 năm. Nó có hiệu quả khoảng 85% ở trẻ em và có thể kéo dài 15 đến 20 năm. Điều này chỉ có thể có hiệu quả khi bạn tiêm vắc-xin. Trẻ em: mũi đầu tiên lúc trẻ từ 1 tuổi đến 15 tuổi liều 80 UI mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 6-12 tháng. Người lớn và trẻ trên 16 tuổi: liều 160UI tiêm 2 mũi, trong đó mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 6-12 tháng.

Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt - rửa tay sau khi vệ sinh và trước khi ăn uống. Khi đi du lịch đến những khu vực có viêm gan A lưu hành, tránh uống nước, ăn trái cây hoặc rau quả chưa nấu chín, thực phẩm nấu chín vẫn có thể truyền bệnh nếu chúng bị ô nhiễm sau khi nấu. Virus bị tiêu diệt bằng cách đun sôi ở 85 độ C (185 độ F) trong 1 phút.

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chế biến thức ăn
  • Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra nên hạn chế ăn các thực phẩm không có lợi cho gan như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, tăng cường thải độc gan
Vắc-xin Avaxim 80UI 0,5ml
Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A: Avaxim 80UI 0,5ml của Sanofi (Pháp)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan