Ai nên tiêm chủng ngừa Viêm gan A?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Vì sao phải tiêm phòng viêm gan A

Cho đến nay, vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A. Thay vào đó, mục tiêu điều trị chủ yếu vẫn là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn.

Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan A từ sớm. Bệnh viêm gan siêu vi A thường không gây viêm gan mạn tính, do đó ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp diễn biến sang thể ác tính gây tử vong cho bệnh nhân. Ở người già và người bị các bệnh khác như bệnh gan, suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn

Vi rút viêm gan A chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa do những đồ ăn, thức uống bị nhiễm vi rút viêm gan A. Thức ăn, nước uống, vật dụng, hoặc tay người tiếp xúc với siêu vi A sẽ trở thành nguồn lây nhiễm vi rút. Ngoài ra, vi rút viêm gan A cũng có có thể có trong bể bơi, trong đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất, nguồn nước... Ở người bệnh, vi rút viêm gan A thường được tìm thấy bên trong nước bọt, nước tiểu nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân thải.

Khi ăn phải thực phẩm có chứa virus viêm gan A sẽ theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể gây viêm gan, ảnh hưởng tới vai trò hoạt động của gan. Với thực trạng thực phẩm “bẩn” như hiện nay, số người bị bệnh viêm gan A tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng trong thời gian gần đây. Hiện nay vẫn cho chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan A nên cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan A chính là tiêm chủng ngừa viêm gan A.

Vì sao trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu?
Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 12 tháng - tròn 15 tuổi nên tiêm vắc-xin viêm gan A

2. Ai nên tiêm viêm gan A?

Theo Ủy ban Tư vấn về Thực hành chủng ngừa (ACIP) khuyến cáo, những trường hợp sau đây nên tiêm vắc-xin viêm gan A:

  • Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 12 tháng - tròn 15 tuổi và cho người từ 16 tuổi trở lên.
  • Người đi du lịch hoặc làm việc ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh bệnh viêm gan A ở mức cao hoặc trung bình, ngay cả khi đi du lịch đến các khu vực thành thị, lưu trú tại các khách sạn sang trọng và thậm chí kể cả các báo cáo cho thấy khách sạn có chế độ vệ sinh tốt thì người đi du lịch cũng cần phải cẩn thận về thực phẩm tại đây.
  • Những người bị bệnh gan mãn tính hoặc lâu dài, bao gồm viêm gan B hoặc viêm gan C. Người mắc bệnh gan mãn tính. Người mắc bệnh gan mạn tính nhưng chưa giờ bị viêm gan A nên được tiêm vắc-xin này do những đối tượng này có khả năng mắc bệnh viêm gan A cao nhất, đồng thời diễn tiến nhanh suy gan và thường dẫn đến tử vong. Những người đang chờ đợi hoặc đã được ghép gan cũng nên được tiêm phòng.
  • Người mắc bệnh rối loạn yếu tố đông máu. Người chưa bao giờ bị viêm gan A và cần phải truyền các yếu tố đông máu do mắc bệnh rối loạn yếu tố đông máu, đặc biệt là các chế phẩm được xử lý bằng dung môi thì nên tiêm vắc-xin viêm gan A.
  • Những người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus viêm gan A mà chưa bao giờ được tiêm vắc-xin viêm gan A trước đây.
  • Các thành viên trong gia đình có người nhiễm virus viêm gan A và người nhận con nuôi từ các quốc gia có tỷ lệ lưu hành viêm gan A cao hoặc trung bình.
  • Người làm việc tại nơi có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A. Những người làm việc với các loài linh trưởng bị nhiễm virus viêm gan A hoặc nghiên cứu virus viêm gan A trong môi trường phòng thí nghiệm nghiên cứu nên tiêm phòng vắc-xin viêm gan A.
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người sử dụng chất gây kích thích ở dạng thuốc tiêm và không tiêm như viên ngậm, nhai, hít...
  • Bất cứ ai muốn có được sự miễn dịch

3. Vắc-xin viêm gan A

Hiện nay, vắc-xin viêm gan A được cho là an toàn và hiệu quả nhất đối với việc phòng ngừa viêm gan A. Để bảo vệ cơ thể khỏi viêm gan A, người được tiêm chủng nên tiêm 2 mũi, cách nhau 6 tháng. Cả hai mũi tiêm đều cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Viêm gan A vắc-xin cũng có dạng kết hợp, chứa cả vắc-xin viêm gan A và B. Vắc-xin kết hợp này được tiêm 3 mũi, trong hơn 6 tháng.

Không chỉ hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh mà vắc-xin viêm gan A còn có ưu điểm là không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng so với các loại thuốc thông thường. Theo ghi nhận, tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc-xin là đau nhức nhẹ ở vị trí tiêm.

Tuy nhiên, những ai đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin viêm gan A hoặc dị ứng với bất kỳ phần nào của vắc-xin viêm gan A trong lần đầu tiên tiêm không nên tiếp tục sử dụng vắc-xin. Vắc-xin viêm gan A cũng không được cấp phép sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trong trường hợp, du khách đến du lịch tại một quốc gia có dịch viêm gan A, hãy tiêm chủng ngừa viêm gan A. Lúc này, vắc-xin viêm gan A có tác dụng ngăn ngừa bệnh cho những du khách dễ mắc bệnh (chưa được tiêm phòng hoặc chưa bao giờ bị viêm gan A).

Lịch tiêm viêm gan A cho trẻ và người lớn hiện nay là:

  • Trẻ em: mũi đầu tiên lúc trẻ từ 1 tuổi đến 15 tuổi, mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 6-12 tháng.

Người lớn: tiêm 2 mũi, trong đó mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 6-12 tháng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov và Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan