Ung thư máu có di truyền không?

Ung thư máu là một trong những bệnh ung thư ác tính, có thể gây tử vong ở người. Nhiều người lo lắng rằng liệu ung thư máu có di truyền hay không và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả.

1. Ung thư máu là gì?

Máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu giữ chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, bạch cầu có tác dụng giúp cho cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và tiểu cầu làm nhiệm vụ đông máu.

Ung thư máu bắt nguồn từ những tế bào màu trắng (tế bào bạch cầu) xuất hiện một cách bất thường trong tủy xương của cơ thể. Những tế bào này hoạt động khác biệt so với các tế bào có cùng chức năng, chúng sản sinh, phân chia và tăng đột biến ở tủy xương. Khi không nhận đủ được chất dinh dưỡng, các tế bào này sẽ ăn hồng cầu, khiến cho người bệnh bị thiếu máu và cơ thể không thể chống lại được sự nhiễm trùng hoặc kiểm soát được dòng máu và lượng oxy trong cơ thể.

Ung thư máu gồm 3 nhóm bệnh chính, bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu cấp tính thể tủy (AML); Bệnh bạch cầu mãn tính thể tủy (CML); Bệnh bạch cầu cấp tính thể lympho (ALL); Bệnh bạch cầu mãn tính thể lympho (CLL)
  • Bệnh ung thư hạch bạch huyết
  • U đa tủy.

2. Nguyên nhân gây ra ung thư máu

Tia phóng xạ
Việc nhiễm một lượng lớn trong thời gian dài có khả năng cao bị mắc ung thư máu

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu rất đa dạng. Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, tất cả chỉ là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Dưới đây là các yếu tố làm tăng khả năng bị ung thư máu mà bạn nên biết:

2.1 Thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa chất nicotine và hơn 40 loại hóa chất độc hại khác gây ra ung thư. Những người trẻ tuổi hút thuốc lá trong một thời gian dài với số lượng hút trong một ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ cao bị mắc ung thư. Đặc biệt, những người hút thuốc còn thường xuyên sử dụng bia rượu thì nguy cơ mắc ung thư máu càng cao hơn nữa.

2.2 Bức xạ ion hóa

Mức độ ảnh hưởng của các tia phóng xạ sẽ dựa theo độ tuổi, liều lượng và cơ quan bị tác động. Bức xạ ion thường có trong các chất phóng xạ, chiếu chụp X-quang hoặc trong các ngành khoa học,.. Những người phải làm việc trong các nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu không mặc đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn. Việc nhiễm một lượng lớn trong thời gian dài có khả năng cao bị mắc ung thư máu.

2.3 Nhiễm hóa chất

Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất như benzen và formaldehyde thì nguy cơ bị ung thư máu càng cao. Benzen thường dùng trong ngành công nghiệp cao su, hóa chất, nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp liên quan đến xăng và sản xuất giày.

2.4 Từng điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị cho ung thư như xạ trị và hóa trị cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tuy nhiên, số người mắc ung thư máu sau khi điều trị ung thư chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

2.5 Do dị tật bẩm sinh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em bị down bẩm sinh, mắc hội chứng rối loạn tủy (myelofibrosis tự phát) và một số căn bệnh bất thường về máu khác (myeloproliferative mãn tính) hoặc trong gia đình có người bị bệnh ung thư máu thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn so với những người khác.

2.6 Tuổi tác

Nguy cơ phát triển AML và CLL tăng theo tuổi.

2.7 Giới tính

Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư máu hơn so với phụ nữ.

2.8 Chủng tộc

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số nhóm người có khả năng cao phát triển một số bệnh bạch cầu, chẳng hạn như người gốc Châu Âu có nguy cơ mắc CLL cao hơn so với những người khác. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bệnh bạch cầu rất hiếm ở những người gốc Á.

Nam giới
Đàn ông có nhiều khả năng bị ung thư máu hơn so với phụ nữ

3. Các triệu chứng của bệnh ung thư máu

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh ung thư máu mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy, bao gồm:

  • Xuất hiện những đốm đỏ, vết bầm tím và chảy máu bất thường dưới da
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi cực độ mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ
  • Đau xương khớp
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Giảm cân đột ngột, không kiểm soát được
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Chảy máu cam
  • Sốt thường xuyên
  • Đau bụng
  • Dễ nhiễm trùng

4. Ung thư máu có di truyền không?

Ung thư máu là một căn bệnh có thể di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này không cao (theo thống kê chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc ung thư máu do di truyền), hầu hết các trường hợp ung thư máu đều không phải do di truyền.

Thông thường, DNA trong cơ thể con người có trách nhiệm xây dựng các đặc điểm không thể thay đổi, ví dụ như màu tóc và màu mắt, tuy nhiên, nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển liên tục của máu, da và một số tế bào khác . Trong một vài trường hợp hiếm gặp, các bệnh nhân bị ung thư máu có thể là do đột biến DNA của tế bào tủy xương. Một số đột biến gen bao gồm:

CEBPA: Đột biến này gây ra số lượng bạch cầu thấp, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Kéo theo đó, số lượng hồng cầu cũng giảm gây ra sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

DDX41: Đột biến trong gen này làm gián đoạn khả năng ức chế khối u. Những người có khiếm khuyết này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính thể tủy cao hơn.

RUNX1: Đột biến gen RUNX1 khiến cho cơ thể bị giảm số lượng tiểu cầu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những người mang sự đột biến gen này có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh bạch cầu tủy cấp tính.

Bên cạnh đó, một số rối loạn di truyền là một trong những nhân tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • Hội chứng Klinefelter
  • Hội chứng Bloom
  • Chứng thất điều - giãn mạch
  • Thiếu máu Fanconi
  • Bệnh u sợi thần kinh

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi vì nhiều người mang trong mình yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển thành bệnh.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng có một mối liên hệ di truyền với bệnh bạch cầu trong gia đình của bạn, bạn nên theo dõi khả năng đó và tìm đến sự tư vấn di truyền từ bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh tốt.

Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả
Thường xuyên tập thể dục và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh tốt.

5. Ung thư máu có lây không?

Ung thư máu là một bệnh ung thư ác tính, có thể gây tử vong, vì vậy, ngoài vấn đề “ung thư máu có di truyền không”, nhiều người còn có chung một thắc mắc “ung thư máu có lây không”. Theo chuyên gia cho biết, ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Bởi vì nó không thuộc vào nhóm bệnh ung thư gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng lây truyền bệnh. Bạn và người thân có thể an tâm nói chuyện hoặc tiếp xúc mà không sợ bị lây nhiễm.

Để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh ung thư máu hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Ngừng hút thuốc
  • Tránh tiếp xúc gần với các hóa chất có nguy cơ cao gây bệnh, chẳng hạn như benzen.
  • Tránh tiếp xúc với bức xạ.
  • Tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện sớm và đưa ra các phương pháp ngăn chặn và phác đồ điều trị ung thư hiệu quả để từ đó làm giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí cho người bệnh. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang là cơ sở y tế đi đầu trong lĩnh vực phát hiện, Gói khám sàng lọc ung thư công nghệ cao tại Vinmec mang tới cho bạn cơ hội tầm soát, phát hiện kịp thời các nguy cơ cảnh báo bệnh để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mọi thắc mắc về sàng lọc ung thư tại Vinmec hãy đến trực tiếp tại bệnh viện hoặc liên hệ TẠI ĐÂY để được giải đáp.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan