Những tác dụng phụ khi hóa trị bệnh ung thư

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị không thể thiếu trong quá trình điều trị các loại ung thư. Mặc dù có thể khống chế bệnh nhưng phương pháp này cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe người bệnh. Vậy tác dụng phụ khi hóa trị bệnh ung thư như thế nào?

1. Hoá trị là gì?

Hoá trị là gì? Hóa trị khi điều trị ung thư là sử dụng thuốc (hay chính là hóa chất hoặc chất gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào phát triển, tránh tăng sinh nhanh bên trong cơ thể. Chúng được sử dụng để điều trị các loại ung thư vì những tế bào ung thư thường có đặc tính là nhân lên nhanh hơn so với đa số các tế bào thường trong cơ thể.

Đến nay, có hơn 100 loại thuốc hóa trị ung thư, phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo cơ chế tác dụng hoặc cấu trúc hóa học của thuốc. Tùy thuộc vào từng loại ung thư, tình trạng bệnh nhân và giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cách thức sử dụng các loại thuốc này.

Một số nhóm thuốc hóa trị phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chất ức chế topoisomerase
  • Tác nhân alkyl hóa tổng hợp
  • Kháng sinh phòng chống ung thư
  • Các chất chống chuyển hóa
thuốc hóa trị
Có hàng trăm loại thuốc hóa trị ung thư

Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo nhiều con đường khác nhau, có thể được tiến hành tại bệnh viện hoặc nhà riêng. Trong quá trình điều trị, hóa trị có thể được áp dụng theo nhiều cách như: sử dụng đơn độc, sau khi xạ trị, hoặc trước hay sau khi tiến hành phẫu thuật, tùy theo những mục đích cụ thể.

2. Khi nào cần hóa trị?

Khi nào cần hóa trị? Hóa trị được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau của quá trình điều trị các căn bệnh ung thư kể từ khi phát hiện tế bào ung thư. Nhằm mục đích tiêu diệt được hết những tế bào ung thư và ngăn chặn bệnh không thể quay trở lại, còn được gọi là hóa trị triệt căn.

Nhưng nếu như không thể ngăn cản được các tế bào ung thư, thì hóa trị có tác dụng kìm hãm và giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tế bào ung thư ruột kết
Hóa trị kìm hãm sự phát triển các tế bào gây ung thư

3. Những tác dụng phụ khi hoá trị bệnh ung thư

Hóa trị bằng thuốc mặc dù có thể loại trừ hoặc giảm thiểu các tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng mang đến những tác dụng phụ khi hoá trị bệnh ung thư như:

3.1 Gây chết những tế bào máu ngoại biên

Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, có thể là một, hai hoặc cả ba dòng tế bào máu, từ đó sẽ gây ra một số bệnh lý như thiếu máu (thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị), giảm bạch cầu (đặc biệt là giả bạch cầu hạt), giảm đi bạch cầu hạt độ IV,...

3.2 Buồn nôn, nôn ói

Có một số thuốc hóa trị có thể gây nôn ói cao như carmustine, cisplatin. Do đó, cần có những biện pháp phòng ngừa trước khi bệnh nhân bị nôn, vì nếu nôn rồi thì sẽ rất khó kiểm soát được triệu chứng. Có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng những loại thuốc kháng receptor serotonin 5HT3 ngay trước, trong và sau khi tiến hành hóa trị.

3.3 Suy nhược cơ thể, mệt mỏi

Vì tác dụng mạnh của thuốc nên bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng khó thở, suy nhược, chán ăn cho người bệnh. Đây là hiện tượng thường gặp ngay sau khi truyền thuốc hóa trị. Cũng có thể do liên quan đến tình trạng thực thể người bệnh như nhiễm trùng, đau đớn, thiếu máu hoặc trầm cảm.

Suy nhược cơ thể
Thuốc hóa trị khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể

3.4 Rụng tóc

Vì cơ chế chính của những loại thuốc chống ung thư được sử dụng trong quá trình hóa trị là tiêu diệt các tế bào có khả năng sinh sản và tăng trưởng nhanh, như tế bào ung thư. Vậy nên thuốc cũng ảnh hưởng đến những tế bào có khả năng tăng trưởng khá nhanh trong cơ thể như: tế bào biểu bì, những phần phụ của da như móng, nang lông,... làm rụng tóc (phổ biến nhất).

3.5 Viêm niêm mạc miệng

Đây là tình trạng khá phổ biến khi bệnh nhân vừa tiến hành hóa trị vừa tiến hành xạ trị trong điều trị ung thư ở các bộ phận đầu, cổ, mặt, hoặc do sử dụng những loại thuốc như cisplatin, carboplatin, methotrexate,...Bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khiến bệnh nhân gặp phải những bất tiện khi ăn uống. Có thể giảm thiểu đau đớn bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng các loại thuốc kháng nấm hoặc thuốc chống virus theo chỉ định của bác sĩ.

3.6 Độc tính thần kinh vùng ngoại biên

Tác dụng phụ khi hóa trị bệnh ung thư này có thể bị từ nhẹ đến nặng bao gồm cảm giác châm chích, tê buốt, mất cảm giác hoàn toàn tại các đầu chi. Và nếu không được điều trị đúng cách thì có thể bị lan đến các chi còn lại. Triệu chứng này thường bắt gặp khi sử dụng các loại thuốc hóa trị thuộc nhóm Vinca alkaloids. Tác dụng phụ này hiện nay vẫn chưa có thuốc nào có khả năng giảm thiểu, do đó bệnh nhân cần cân nhắc sử dụng liều thuốc phù hợp khi điều trị ung thư.

Để hạn chế các tác dụng phụ khi hóa trị ung thư, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan