Trường hợp nào không nên cho con bú mẹ?

Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không nên cho con bú mẹ vì có những lý do ảnh hưởng nhất định tới nguồn sữa, có thể tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con.

1. Các trường hợp không nên cho con bú mẹ do các yếu tố từ người mẹ

Nếu người mẹ có một trong các yếu tố sau thì không nên cho con bú:

  • Người mẹ bị mắc các bệnh suy nhược như: bệnh lý tim, bệnh thận, thiếu máu nặng
  • Người mẹ quá nhẹ cân, không đủ trữ lượng chất béo để có thể sản xuất sữa. Tuy nhiên, trong trường hợp này vẫn có nhiều bà mẹ quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ, chấp nhận những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bản thân.
  • Người mẹ bị nhiễm khuẩn chưa được điều trị hoặc không được điều trị. Mẹ bị nhiễm HIV hoặc AIDS không được cho con bú vì trẻ nhỏ có thể bị lây bệnh thông qua chất dịch của cơ thể và sữa mẹ. Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan A hoặc viêm gan B thì có thể cho bé bú nếu bé đã được uống các loại thuốc hỗ trợ tương ứng và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  • Người mẹ mắc các vấn đề về sức khỏe phải uống thuốc thường xuyên và những thuốc này được khuyến cáo là có thể gây hại cho trẻ. Ví dụ: thuốc chống ung thư, thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc bảo vệ tuyến giáp... Phụ nữ cho con bú khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần được sự cho phép của bác sĩ.
  • Người mẹ sử dụng các chất gây nghiện như: heroin, ma túy...
  • Người mẹ lạm dụng rượu, nghiện rượu
  • Người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, chưa xác định xem bản thân có bị phơi nhiễm với các chất độc hại này hay không. Cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trước khi bắt đầu cho con bú
  • Người mẹ có tuyến vú không phát triển đầy đủ, có các vấn đề về dây thần kinh cảm ứng của núm vú. Trường hợp đã từng phẫu thuật ung thư một bên vú cần được sự tư vấn và cho phép của bác sĩ điều trị.
  • Chống chỉ định tương đối cho con bú với các trường hợp: áp xe vú, nứt đầu vú, sốt rét, rối loạn tâm thần, trầm cảm...

2. Các trường hợp không nên cho con bú mẹ do các yếu tố từ trẻ

Một số trẻ sơ sinh cũng gặp các vấn đề khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hoặc dễ gặp phải các vấn đề phát sinh. Cha mẹ nên tham khảo việc không cho con bú trong các trường hợp:

  • Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. Trường hợp trẻ chỉ bị hở môi thì vẫn có thể nhờ các thiết bị miệng đặc biệt để bú mẹ. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định có nên cho trẻ bú mẹ hay không. Nếu không có thể vắt sữa hoặc pha sữa bột rồi đút thìa cho trẻ cho đến khi trẻ được phẫu thuật thì có thể cho trẻ bú mẹ bình thường.
Các trường hợp không cho con bú
Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định có nên cho trẻ bú mẹ hay không

  • Cơ thể trẻ không dung nạp lactose, không tiêu hóa được sữa mẹ hoặc trẻ bị rối loạn trao đổi chất. Trường hợp này trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại sữa công thức không chứa phenylalanine. Thỉnh thoảng mẹ có thể đan xen cho bé bú hoặc đút thìa sẽ mẹ để trẻ có nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi nồng độ máu và kiểm soát lượng sữa của trẻ một cách cẩn thận.

Trong mọi trường hợp mẹ gặp vấn đề sức khỏe, cần sử dụng thuốc điều trị...cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú để đảm bảo trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt từ sữa mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan