Tránh thai bằng thuốc, miếng dán và đặt vòng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Có rất nhiều phương pháp tránh thai khác nhau, song không phải biện pháp nào cũng hiệu quả 100%. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin khái quát về ba loại phương pháp tránh thai nội tiếp kết hợp phổ biến, giúp các cặp đôi lựa chọn được phương pháp tránh thai phù hợp.

1. Phương pháp tránh thai nội tiết kết hợp

Thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng tránh thai là các phương pháp tránh thai hóc môn phối hợp. Các biện pháp tránh thai này kết hợp hai loại hóoc môn estrogenprogestin.

Các biện pháp tránh thai này nội tiết phối hợp giải phóng hóc môn estrogen và progestin vào toàn cơ thể. Các hóoc môn chủ yếu ngăn chặn sự rụng trứng (sự phóng thích trứng từ một trong hai buồng trứng). Chúng cũng gây ra một số thay đổi trong cơ thể nhằm ngừa thai như làm cổ tử cung dày lên để ngăn chặn tinh trùng xâm nhập cũng như làm mỏng lớp niêm mạc tử cung.

Cũng giống như các phương pháp tránh thai phổ biến khác, không phải lúc nào biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp cũng chính xác 100%. Theo thống kê có 9 trong số 100 phụ nữ (9%) sẽ có thai trong năm đầu tiên sử dụng các phương pháp này.

Tránh thai
Có 9 trong số 100 phụ nữ (9%) sẽ có thai trong năm đầu tiên sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết kết hợp

2. Lợi ích của phương pháp tránh thai nội tiết kết hợp là gì?

Phương pháp tránh thai nội tiết phối hợp có rất nhiều lợi ích ngoài tác dụng tránh thai như:

  • Các biện pháp tránh thai có thể làm cho kinh nguyệt của bạn đều đặn hơn, lượng máu ít hơn và thời gian ra máu ngắn hơn.
  • Giảm đau bụng kinh.
  • Giảm nguy cơ ung thư tử cung, buồng trứng, và đại tràng.
  • Cải thiện tình trạng mụn trứng cá và làm giảm tóc mọc ngoài mong đợi.
  • Các biện pháp này có thể được áp dụng trong điều trị một số rối loạn gây chảy nhiều máu kinh và đau bụng kinh, như u xơ và lạc nội mạc tử cung.
  • Sử dụng liên tục biện pháp tránh thai có thể giảm tần suất đau nửa đầu liên quan đến kinh nguyệt (mặc dù biện pháp này không được áp dụng nếu bệnh nhân mắc Migraine điển hình có thoáng báo (có Aura). Biện pháp nội tiết còn được áp dụng điều trị chảy máu nhiều và đau bằng cách ngừng kinh nguyệt.

3. Những nguy cơ tiềm tàng của phương pháp tránh thai nội tiết phối hợp là gì?

Các biện pháp tránh thai nội tiết phối hợp an toàn đối với hầu hết phụ nữ, nhưng chúng luôn đi kèm với nguy cơ thấp gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nguy cơ còn tăng cao ở những phụ nữ có yếu tố nguy cơ, đơn cử phụ nữ trên 35 tuổi, người hút hơn 15 điếu thuốc 1 ngày, hoặc những phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp và tiểu đường, có bệnh sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay huyết khối tĩnh mạch sâu, kể cả bệnh sử đau nửa đầu migrain điển hình có thoáng báo.

Bạn không nên sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp trong 3 tuần đầu sau sinh bởi nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng lên vào các tuần sau sinh. Trong trường hợp bạn có thêm những yếu tố nguy cơ khác, bạn nên đợi 4-6 tuần kể từ lúc sinh con trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai này.

Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cũng tăng nhẹ ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin được gọi là drospirenone và những phụ nữ sử dụng miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu suốt thai kì và những tuần sau sinh thậm chí còn cao hơn uống viên tránh thai chưa drospirenone hoặc dùng miếng dán tránh thai.

4. Có thể dùng biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp khi cho con bú không?

Nếu bạn đang cho bé bú, estrogen có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đợi đến tuần thứ 5 sau sinh, khi việc cho bú đã vào guồng.

Tránh thai
Bạn nên đợi đến tuần thứ 5 sau sinh, khi việc cho bú đã vào guồng để dùng biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp

5. Thuốc tránh thai

5.1 Có những loại viên uống tránh thai nào và sử dụng như thế nào?

  • Viên chu kỳ 21 ngày: Uống một viên vào một giờ cố định trong 21 ngày. Đợi 7 ngày trước khi bắt đầu uống vỉ mới. Bạn sẽ có kinh trong tuần không uống thuốc.
  • Viên chu kì 28 ngày: Uống một viên vào một giờ cố định trong 28 ngày. Tuỳ vào mỗi nhãn hiệu, 21 hoặc 24 viên đầu tiên có chứa estrogen và progestin. Những viên còn lại chỉ chứa estrogen, hoặc chất dinh dưỡng bổ sung như sắt nhưng không chứa hóoc môn; hay giả dược ( không chứa hóoc môn hay dinh dưỡng bổ sung nào). Bạn sẽ có kinh vào những ngày bạn uống những viên thuốc không chứa hóoc môn.
  • Viên chu kì 90 ngày: Uống một viên vào một giờ cố định trong 84 ngày. Tuỳ vào công ty sản xuất, 7 viên cuối cùng sẽ không chứa hóoc môn hoặc chỉ có mỗi estrogen. Với cả hai loại này, bạn sẽ hành kinh vào 7 ngày cuối mỗi 3 tháng.
  • Viên chu kì 365 ngày: Uống một viên vào một giờ cố định trong cả năm. Theo thời gian, kinh nguyệt của bạn sẽ ít máu hơn và thậm chí ngừng hẳn.

5.2 Các tác dụng phụ khi sử dụng biện pháp tránh thai kết hợp

Những tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Căng đau ngực
  • Chảy máu giữa chu kì

Chảy máu âm đạo giữa chu kì thường là tác dụng phụ tạm thời khi cơ thể đang điều tiết do thay đổi nội tiết. Nó sẽ kéo dài hơn vài tháng với những loại thuốc uống liều liên tục.

6. Vòng tránh thai

6.1 Vòng tránh thai là gì?

Tránh thai
Vòng tránh thai

Vòng tránh thai (IUD) là một thiết bị tí hon được đặt trong tử cung để tránh thai. Đây là một biện pháp lâu dài,

Vòng tránh thai được chia thành hai loại Vòng tránh thai mạ đồng và vòng tránh thai nội tiết. Vòng tránh thai mạ đồng không chứa hóoc môn, nó có tác dụng tránh thai lên tới 12 năm. Vòng tránh thai nội tiết sử dụng hóoc môn progestin để tránh thai. Progestin là loại hóoc môn tương tự với progesterone mà cơ thể tự sản xuất ra. Một số loại vòng tránh thai khác nhau trên thị trường như Mirena có tác dụng đến 7 năm, Kyleena 5 năm, Liletta cũng đến 7 năm, Skyla đến 03 năm.

6.2 Phương thức hoạt động của vòng tránh thai?

Cả vòng tránh thai mạ đồng và vòng tránh thai nội tiết đều hoạt động dựa trên việc ngăn chặn tinh trùng gặp trứng, lẽ dĩ nhiên, bạn không thể có thai nếu tinh trùng không gặp được trứng.

Vòng tránh thai mạ đồng sử dụng đồng để tránh thai. Tinh trùng rất không thích đồng, nên với vòng tránh thai mạ đồng, việc tinh trùng gặp trứng chính là nhiệm vụ bất khả thi.

Bên cạnh đó, hóoc môn chứa trong vòng tránh thai nội tiết ngừa thai bằng 02 cách: chứng làm tăng dịch nhầy cổ tử cung, giúp khóa và nhốt tinh trùng lại, những hóoc môn này cũng ngăn trứng rời buồng trứng (chính là sự rụng trứng), cuối cùng chả có quả trứng nào được gặp tinh trùng. Không có trứng, không thụ thai.

Một trong những điều tuyệt vời về vòng tránh thai là chúng tồn tại trong nhiều năm - nhưng chúng không phải là vĩnh viễn. Nếu bạn quyết định có thai hoặc bạn chỉ không muốn đặt vòng tránh thai nữa, bác sĩ có thể lấy nó ra nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể có thai ngay sau khi loại bỏ vòng tránh thai.

6.3 Vòng tránh thai có thể được sử dụng như biện pháp tránh thai khẩn cấp?

Đúng vậy! Vòng tránh thai mạ đồng là một biện pháp tránh thai khẩn cấp siêu tốt. Nếu bạn đặt vòng tránh thai trong vòng 120 giờ (5 ngày) sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, hiệu quả tránh thai lên đến hơn 99,9%. Biện pháp này thực sự là cách hiệu quả nhất để tránh mang thai sau khi quan hệ.

Một điều tuyệt vời khác khi sử dụng vòng tránh thai mạ đồng làm biện pháp tránh thai khẩn cấp: bạn có thể giữ nó và có biện pháp tránh thai thực sự hiệu quả có tác dụng đến 12 năm.

7 Miếng dán tránh thai

7.1 Miếng dán tránh thai là gì?

Tránh thai
Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai có kích thước nhỏ (khoảng 4-5 cm vuông) được dán trên da để tránh thai. Miếng dán giải phóng estrogen và proestin, được hấp thụ qua da vào cơ thể.

7.2 Tôi phải làm gì nếu muốn sử dụng miếng dán tránh thai?

Bạn phải có chỉ định từ bác sĩ, nhưng bạn có thể tự dán và thay miếng dán mà không cần đi khám. Miếng dán kém hiệu quả hơn đối với phụ nữ nặng hơn 90 kg.

7.3 Hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai

Bạn có thể dán miếng dán trên mông, ngực (trừ vú), phần trên lưng, cánh tay hoặc bụng. Bạn sẽ mang một miếng dán trong một tuần và thay thế vào đúng thời gian đó trong ba tuần. Tuần thứ tư, bạn không dán miếng dán, lúc này, kinh nguyệt sẽ đến. Sau tuần thứ tư, bạn lại dán một miếng dán mới và cứ thế bắt đầu chu kì mới. Hãy luôn dán miếng dán cùng ngày trong tuần dù bạn vẫn đang hành kinh. Để sử dụng miếng dán như một biện pháp tránh thai lâu dài, hãy mang liên tục mỗi tuần một miếng dán và không bỏ qua tuần nào cả.

7.4 Tác dụng phụ khi sử dụng miếng dán tránh thai


Hầu hết các tác dụng phụ đều rất nhẹ và tự khỏi sau một vài tháng sử dụng, các tác dụng này được liệt kê dưới đây:

  • Kích ứng da
  • Căng tức ngực
  • Đau đầu
  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ.

Để chọn được biện pháp phù hợp, bạn cần có kiến thức đầy đủ về từng phương pháp tránh thai, đi khám sức khỏe sinh sản và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Acog.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan