Tăng huyết áp sau phẫu thuật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tất cả các ca phẫu thuật đều có khả năng xảy ra rủi ro nhất định, ngay cả khi mọi công đoạn đều được tiến hành đúng cách. Một trong những rủi ro thường hay xảy ra đó là biến chứng huyết áp cao sau phẫu thuật. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì?

Người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng huyết áp cao sau phẫu thuật vì một số lý do nào đó. Việc bạn phát sinh thêm biến chứng sau phẫu thuật hay không tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn thực hiện, loại thuốc gây mê và việc bạn có bị tăng huyết áp trước đó hay không.

Tăng huyết áp sau phẫu thuật được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lớn hơn 190 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 100 mmHg hoặc cả hai xảy ra sau phẫu thuật. Hiện tượng này nhắc nhở cần xem xét điều trị ngay lập tức.

Huyết áp được định nghĩa là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Chỉ số đo huyết áp gồm có 2 trị số: huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Đối với người lớn, chỉ số đo huyết áp rơi vào khoảng 120/80 mmHg được coi là huyết áp bình thường.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các kết quả đo huyết áp được phân thành 3 nhóm nhỏ như sau:

  • Phạm vi lý tưởng: <120mmHg đối với huyết áp tâm thu và <80mmHg với huyết áp tâm trương;
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu khoảng 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg;
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu >130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương >80 mmHg.

Phẫu thuật tim và các phẫu thuật liên quan đến những động mạch chủ thường có nhiều nguy cơ huyết áp cao sau phẫu thuật, đặc biệt là đối với những người có sẵn tiền sử bị cao huyết áp. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp trước khi vào phòng mổ, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với biến chứng sau phẫu thuật là tăng huyết áp.

2. Yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao sau phẫu thuật

Người già
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây huyết áp cao sau phẫu thuật

Các yếu tố được xem là yếu tố nguy cơ xuất hiện tăng huyết áp sau phẫu thuật bao gồm: chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, tuổi tác, mức độ gây stress của phẫu thuật. Tăng huyết áp đáng kể sau phẫu thuật có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, chảy máu vết mổ, xuất huyết não.

3. Nguyên nhân huyết áp cao sau phẫu thuật

Huyết áp cao sau phẫu thuật có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

3.1 Ngưng sử dụng thuốc

Nếu cơ thể bạn đã quen với các loại thuốc giảm huyết áp, việc ngưng dùng thuốc đột ngột có thể khiến huyết áp tăng lại ngay lập tức.

Vì vậy, bạn cần báo với bác sĩ phẫu thuật về chuyện này trước khi làm phẫu thuật. Hãy nói chi tiết về nhóm thuốc bạn sử dụng và bất kỳ liều thuốc nào bạn đã bỏ qua. Một số loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng ngay buổi sáng hôm phẫu thuật, do đó bạn không cần phải quá lo lắng về việc lỡ mất liều thuốc nào. Bạn nên xác nhận điều này với bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gây mê.

3.2 Mức độ đau

Tình trạng đau đớn có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm là vấn đề này không kéo dài lâu. Huyết áp sẽ trở lại như cũ sau khi dung thuốc giảm đau.

3.3 Thuốc gây mê

Quá trình gây mê có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bạn. Các chuyên gia lưu ý rằng hệ hô hấp của một số người khá nhạy cảm với ống thở. Điều này có thể kích thích nhịp tim đập nhanh hơn và gây tăng huyết áp tạm thời.

Phục hồi sau khi gây mê cũng có khả năng gây huyết áp cao sau phẫu thuật. Các yếu tố như nhiệt độ cơ thể và lượng dịch truyền tĩnh mạch cần thiết trong quá trình gây mê và phẫu thuật có thể dẫn tới tăng huyết áp.

3.4 Mức oxy

Khi được gây mê, cơ thể bạn có khả năng không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này dẫn đến lượng oxy trong máu giảm đi, gây nên tình trạng thiếu oxy máu. Hệ quả là huyết áp tăng lên.

3.5 Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không theo toa có thể làm tăng huyết áp của bạn. Người bị cao huyết áp nếu sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) có thể bị tác dụng phụ, khiến bệnh trạng trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp, hãy yêu cầu bác sĩ đưa ra các lựa chọn phù hợp để kiểm soát cơn đau trước khi thực hiện phẫu thuật. Họ có thể đề nghị các phương pháp trị liệu khác nhau hoặc chỉ định những loại thuốc thay thế.

Nếu bạn không có tiền sử tăng huyết áp, bất kỳ triệu chứng huyết áp cao sau phẫu thuật nào cũng có thể mang tính tạm thời. Nó thường kéo dài khoảng 48 giờ. Các bác sĩ và y tá sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn và sử dụng thuốc để hạ huyết áp trở về lại phạm vi lý tưởng. Còn nếu bạn có tiền sử bị tăng huyết áp, việc kiểm soát huyết áp đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh. Ngoài ra, bạn hãy thảo luận kế hoạch thật chi tiết với bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ rủi ro.

Tăng huyết áp
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai Gói khám Tăng huyết áp cơ bản và nâng cao

Để đánh giá tình trạng huyết áp và kiểm soát tốt mức huyết áp, bạn nên đi khám tại bệnh viện uy tín để được bác sĩ cho chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết. Gói khám Tăng huyết áp cơ bảnGói khám Tăng huyết áp nâng cao do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai là lựa chọn hàng đầu giúp bạn xác định chính xác tình trạng huyết áp và nhận được những tư vấn thiết thực từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch: động mạch vành, suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim...Thạc sĩ, Bác sĩ Hùng từng giữ chức Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch và Trưởng Đơn vị Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hiện đang làm việc tại Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Nội Tim mạch, Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan