Đoạn ST trong kết quả điện tâm đồ là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đoạn ST bình thường nằm trên đường đẳng điện, chênh lệch lên hoặc xuống đường đẳng điện rất ít. Hình ảnh đoạn ST chênh lên hoặc đoạn ST chênh xuống trên kết quả điện tâm đồ có giá trị trong chẩn đoán một số bệnh lý tim mạch.

1. Đoạn ST là gì?

Trên kết quả điện tâm đồ, đoạn ST không bao gồm một làn sóng nào mà là một đoạn thẳng bắt đầu từ cuối QRS đến đầu sóng T. Đoạn ST là biểu hiện kết thúc của quá trình khử cực đến bắt đầu của quá trình tái cực.

Đoạn ST bình thường khi 75% đoạn ST nằm trên đường đẳng điện, nếu chênh lên thì không quá 0.1 mV và chênh xuống không quá 0.05 mV. Nói chung là đoạn ST không uống cong mà đi thẳng và tiếp một cách mềm mại vào T, cũng không bao giờ đi xuống dốc mà chỉ đi ngang hoặc hơi dốc lên.

Thời gian đoạn ST tương đối dài và phụ thuộc vào tần số tim. Tuy nhiên, thời gian đoạn ST ít được dùng trong lâm sàng. Trái lại, hình dạng và vị trí đoạn ST so với đường đẳng điện mới mới đặc điểm được chú ý và có ý nghĩa trong chẩn đoán.

Sóng P
Vị trí đoạn ST trên kết quả điện tâm đồ

2. Đoạn ST chênh lên trong những trường hợp nào?

Đoạn ST chênh lên được xác định khi ST chênh lên trong ít nhất hai chuyển đạo liên tiếp và thoả mãn các điều kiện:

  • > 0.1 mV ở các ngoại vi và V4-V6
  • > 0.2 mV ở V1-V3

Đoạn ST chênh lên trong các bệnh lý sau:

  • Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI cấp): có thể tạo các ST chênh cao dạng ngắn lồi hoặc lõm hoặc hình thái gián tiếp, thường có chênh xuống ở các chuyển đạo đối diện.
  • Co thắt mạch vành: gây ST chênh lên tương tự như STEMI cấp, tuy nhiên những thay đổi trên điện tâm đồ là thoáng qua, đoạn ST thường trở lại bình thường khi hết cơn đau hoặc dùng thuốc giãn mạch. Có thể không phân biệt được sự thay đổi trên điện tâm đồ.
  • Tái cực sớm lành tính: gây ST cao nhẹ với sóng T, thường có khía hình chữ V của điểm J. Đây là một biến thể bình thường, thường gặp ở trẻ em và bệnh nhân khỏe mạnh.
  • Block nhánh trái: Tạo ra ST cao với sóng T thẳng đứng ở chuyển đạo có QRS âm (sóng S chiếm ưu thế), trong khi ST âm vào đảo ngược sóng T ở chuyển đạo có phức bộ QRS dương.
  • Viêm màng ngoài tim cấp: Gây ST chênh lên nhưng lõm xuống với đoạn PR chênh xuống trong nhiều chuyển đạo. Thường thấy ở DI, II, III, aVF, aVL và V2-V6. Trong chuyển đạo aVR và V1 có đối ứng ST chênh xuống.
  • Phì đại tâm thất trái: Gây ra hình ảnh tương tự như block nhánh trái, ST cao của các chuyển đạo có sóng S sâu, thường là V1-V3 và ST sâu/T đảo ngược ở chuyển đạo có R cao (I, aVL, V5-V6).
Phì đại thất trái
Phì đại tâm thất trái
  • Phình vách thất: kết quả điện tâm đồ có ST chênh lên với sóng Q sâu và sóng T đảo ngược. Thường liên quan đến tổn thương cơ tim rộng và chuyển động nghịch thường của thành tâm thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
  • Nhịp tự thất: gây ra đoạn ST bất thường, đoạn ST và sóng T trái chiều với vector chính của QRS, tương tự như hình ảnh trong block nhánh trái
  • Hội chứng Brugada: Đoạn ST chênh lên và block nhánh phải một phần ở V1-V2 với hình thái học hình vòm, hình yên ngựa..
  • Tăng áp lực nội sọ do chấn thương sọ não, xuất huyết nội sọ,... có thể gây ST cao hoặc nhấp nhô.

Ngoài ra, đoạn ST chênh lên còn có thể xuất hiện trong một số bệnh lý khác như: tắc động mạch phổi cấp, tăng trương lực phó giao cảm, tăng Kali máu, viêm cơ tim, khối u tim, sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ,...

3. Đoạn ST chênh xuống xuất hiện trong những trường hợp nào?

Đoạn ST chênh xuống >0.5mm mới có ý nghĩa trong chẩn đoán. Có nhiều kiểu đoạn ST chênh xuống như: chênh xuống kiểu chếch, chênh xuống nằm ngang, chênh xuống lõm xuống, chênh xuống kiểu đi xuống, chênh xuống cong lõm hình đáy chén.

Đoạn ST chênh xuống thường gặp trong các bệnh lý:

  • Thiếu máu cục bộ cơ tim: ST chênh xuống có thể có mặt trong một số chuyển đạo, thường nổi bật nhất ở các đạo trình trước tim trái V4-V6 với ST rộng chênh xuống và ST chênh lên ở aVR trong tắc động mạch vành chính trái. Độ cao ST tương ứng có thể khó nhìn thấy nhưng nên được tìm kiếm.
  • Nhồi máu cơ tim thành sau: nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên gây ra St đối xứng chênh xuống ở chuyển đạo trước trong V1-V3, cùng với sóng R chiếm ưu thế và sóng T thẳng đứng. ST chênh cao trong chuyển đạo sau V7-V9.
  • Nhiễm độc Digoxin gây ST chênh xuống với một hình thái “võng”.
  • Hạ Kali máu: gây đoạn ST chênh xuống rộng, sóng T phẳng/ đảo ngược, sóng U nổi bật và một khoảng thời gian QU kéo dài.
  • Phì đại thất phải: gây ST chênh xuống, sóng T đảo ngược ở đạo trình trước tim bên phải V1-V3.
  • Block nhánh phải: ST chênh xuống và đảo ngược sóng T ở V1-V3.
  • Nhịp nhanh trên thất: thường gây ra ST đi ngang rộng và chênh xuống, nổi bật ở các đạo trình trước tim trái V4-V6.
Nhịp nhanh trên thất
Hình ảnh nhịp nhanh trên thất

Ngoài ra, đoạn ST chênh xuống còn gặp trong các bệnh lý khác như: cơn đau thắt ngực điển hình, bệnh mạch vành không triệu chứng, hoại tử cơ tim cấp, viêm cơ tim, bệnh cơ tim thứ phát,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

50.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan