Đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đau cách hồi là một trong những triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách cơn đau cách hồi, bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe, duy trì thể lực bình thường.

1. Cơ chế đau cách hồi

Đau cách hồi là cảm giác đau theo cơn, thường đau ở các vùng cơ, chủ yếu là chân. Bệnh nhân thường cảm thấy đau khi vận động, đi lại. Các triệu chứng đau sẽ giảm dần và biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

Bình thường, các động mạch đưa máu chứa oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Khi động mạch ở chân bị tắc hoặc hẹp, các cơ ở chân sẽ không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này được gọi là thiếu máu chứa oxy của chân.

Ở giai đoạn đầu của cơn đau cách hồi, chân vẫn còn nhận được đủ oxy khi nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ không thấy đau nếu không vận động. Tuy nhiên, khi cơ thể hoạt động, các cơ sẽ cần nhiều oxy và năng lượng hơn. Động mạch hẹp không đủ để máu đến nuôi sẽ tạo ra các cơn đau, được gọi là cơn đau cách hồi. Các cơn đau này xuất hiện rồi lại biến mất. Người có các cơn đau cách hồi cũng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Ở người bình thường, lòng động mạch trơn láng, thông suốt. Nếu bạn bị xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch thì các mảng xơ vữa có thể bám lại trên thành động mạch sẽ khiến lòng động mạch hẹp và cứng, cản trở dòng máu lưu thông.

2. Triệu chứng của cơn đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch

Đau cách hồi
Các cơn đau không liên tục, đến rồi đi, đau nhất là khi hoạt động mạnh, tập luyện thể thao

Không phải lúc nào người bệnh cũng bị đau, cơn đau sẽ xuất hiện và biến mất. Đôi khi bệnh nhân không cảm nhận rõ cơn đau mà chỉ thấy có cảm giác yếu ở chân, như có ai đang bó chặt, vọp bẻ chân. Các cơn đau cách hồi thường xuất hiện khi bệnh nhân vận động nhiều như: chạy bộ, leo cầu thang... Càng để lâu, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng, người bệnh có thể đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Cụ thể triệu chứng đau cách hồi ở bệnh nhân tim mạch gồm:

  • Đau khi vận động: Vị trí đau tùy theo vị trí hẹp của động mạch, có thể là bàn chân, bắp chân, đùi, hông.;
  • Đau nhắc lại: Các cơn đau không liên tục, đến rồi đi, đau nhất là khi hoạt động mạnh, tập luyện thể thao;
  • Đau khi nghỉ: Diễn ra khi bệnh tiến triển, người bệnh thấy đau ngay cả khi đang ngồi yên;
  • Đổi màu da, loét da: Dòng máu chứa dinh dưỡng đến các cơ bị giảm nghiêm trọng khiến cho da ở vùng đó đổi màu xanh tím và lạnh, lâu ngày dẫn đến các vết loét.

3. Nguyên nhân gây đau cách hồi

Đau cách hồi là triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, nguyên nhân là do chứng xơ vữa động mạch. Người có các yếu tố sau đây sẽ có nguy cơ cao xuất hiện các cơn đau cách hồi, bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol máu
  • Thừa cân, béo phì
  • Người có người thân bị bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch máu.
  • Đái tháo đường
Hút thuốc
Hút thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau cách hồi

4. Điều trị đau cách hồi

4.1. Điều trị nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại biên

Đau cách hồi là triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, vì thế, muốn điều trị dứt điểm tình trạng này cần phải điều trị bệnh động mạch ngoại biên.

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh động mạch ngoại biên bao gồm huyết áp cao, tăng cholesterol máu, đái tháo đường. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, ngừng hút thuốc... Nếu tình trạng bệnh nặng cần phải can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

4.2. Liệu pháp luyện tập

Đây là phương pháp điều trị ban đầu của đau cách hồi. Dựa trên tình trạng bệnh, bệnh lý nền, tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch luyện tập phù hợp bao gồm: kiểu luyện tập, thời gian luyện tập, cường độ luyện tập, mức độ nặng...

Khuyến cáo cho liệu pháp luyện tập điều trị đau cách hồi thường là một giờ đồng hồ hoặc có thể hơn, mỗi tuần 3 lần trở lên, thực hiện liên tục ít nhất từ 3 - 6 tháng. Nếu có thể thì nên luyện tập dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Mục tiêu luyện tập là gia tăng thời gian đi bộ mà không bị đau chân. Lúc đầu bệnh nhân có thể bị đau chân sau khoảng 3 - 5 phút đi bộ. Tiếp tục đi, bệnh nhân sẽ thấy đau vừa. Bệnh nhân ngồi nghỉ khi hết đau thì bắt đầu đi lại lần nữa. Cứ tiếp tục chu kỳ này trong khoảng 35 phút ở giai đoạn đầu và tăng dần thời gian lên cho đến khi đạt 50 phút.

Thuốc
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp

4.4. Thay đổi lối sống

  • Không hút thuốc;
  • Luyện tập thường xuyên;
  • Kiểm soát cân nặng;
  • Kiểm soát tiểu đường;
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị y tế duy nhất được trang bị hệ thống phòng Hybrid. Phòng mổ Hybrid tại Trung tâm Tim mạch được trang bị các trang thiết bị tối tân như máy chụp mạch DSA, máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất (hệ thống PiCCO, entropy,...). Do đó, phòng mổ Hybrid có thể đáp ứng các yêu cầu phẫu thuật và can thiệp nong, đặt stent mạch vành, stent graft động mạch chủ, mổ tim mở, thay van tim các bệnh tim bẩm sinh với kỹ thuật hiện đại ít xâm lấn nhất, an toàn, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.

Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai đã có trên 13 năm kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Bác sĩ từng tham gia các khóa đào tạo tại trong và ngoài nước tại trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh viện NTUH National Taiwan University Hospital, Bệnh viện The Prince Charles Hospital, Australia,..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Hội Tim mạch học Việt Nam

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan