Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Bệnh nhân thận mạn có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp.Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở bệnh nhân thận mạn như: giảm thải natri, tăng hoạt tính giao cảm, tăng hoạt tính hệ renin-angiotensin (RAS), tăng tổng hợp endothelin, mất thăng bằng của prostaglandin hoặc kinin, tăng tổng hợp và giảm nitric oxide.

1. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và suy thận

Tăng huyết áp xảy ra ở 85-95% bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Tăng huyết áp và bệnh thận mạn về bản chất có mối quan hệ qua lại. Cụ thể như sau:

  • Khoảng 23,3% người bị tăng huyết áp không có bệnh thận mạn
  • Khoảng 35,8% người bị cao huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 1
  • Khoảng 48,1% người bị cao huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 2
  • Khoảng 59.9% người bị cao huyết áp có bệnh thận mạn giai đoạn 3, 4 và 5

Người bị tăng huyết áp kéo dài sẽ làm các mạch máu bị tổn thương và dần bị phá hủy, gây cản trở quá trình cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận.

Huyết áp cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận khiến thận không thể hoàn thành được chức năng lọc bỏ các chất cặn bã, dư thừa ra khỏi cơ thể. Tình trạng nước ứ thừa trong hệ máu máu không được kiểm soát là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Hai tình trạng này tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau khiến tăng huyết áp lâu dài không kiểm soát sẽ dẫn đến suy thận mạn tính.

Bên cạnh đó, thận có chức năng giữ cho huyết áp ổn định. Nếu thận bị tổn thương thì huyết áp cũng sẽ bị ảnh hưởng, khó điều hòa huyết áp hơn. Ở bệnh nhân suy thận, tình trạng tăng huyết áp khiến người bệnh càng nặng thêm. Tăng huyết áp được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thận mạn.

Mặc dù bệnh tăng huyết áp có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc nhưng có rất ít bệnh nhân có thể đạt được mục tiêu điều trị. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, hiện nay nhận thức về huyết áp đã được cải thiện rất nhiều, tỷ lệ kiểm soát bệnh huyết áp đã tăng lên 50%.

2. Tại sao các bệnh lý về thận lại tăng huyết áp?

Tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Những khiếm khuyết vốn có ở thận là nền tảng gây nên tăng huyết áp

2.1.Các khiếm khuyết vốn có ở thận

Những khiếm khuyết vốn có ở thận là nền tảng gây nên tăng huyết áp. Những bệnh nhân bị suy thận do xơ cứng cầu thận gây ra bởi tăng huyết áp, ghép thận từ thận của người huyết áp bình thường sẽ làm bình thường hóa huyết áp của họ.

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện nguy hiểm do tăng huyết áp thì có số lượng nephron thấp hơn nhóm chứng không có tăng huyết áp qua sinh thiết. Bản chất những khiếm khuyết của thận, nhất là những khiếm khuyết liên quan đến việc đào thải natri hoặc các yếu tố trung gian làm tăng sức cản ngoại vi tiếp theo vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Quá tải thể tích trong tăng huyết áp do bệnh nhân thận mạn đã được chỉ rõ bởi hiệu quả siêu lọc hoặc thuốc lợi tiểu trong việc kiểm soát huyết áp ở người bệnh thận mạn. Quá trình lọc máu thời gian ngắn đã chỉ ra rằng một số ít bệnh nhân cần phải dùng thuốc huyết áp để kiểm soát huyết áp.

2.3. Cân bằng muối dương tính

Cân bằng muối dương tính cũng là một trong những yếu tố quan trong gây tăng huyết áp ở bệnh nhân thận mạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữ muối và nước được duy trì bởi tăng sức cản ngoại biên có thể gây tăng huyết áp.

2.4. Hoạt hóa hệ renin-angiotensin (RAS)

Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở bệnh nhân thận mạn được ghi nhận còn do hoạt hóa hệ renin-angiotensin (RAS). Cắt thận hai bên hoặc ức chế RAS với các bệnh nhân lọc máu với huyết áp khó kiểm soát dù đã tiến hành siêu lọc tối ưu sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Điều đó cho thấy, suy thận là nguồn gốc của tăng renin. Ngoài tác động gây tăng huyết áp trực tiếp, hoạt hóa hệ RAS còn góp phần khiến bệnh nhân bị thận mạn mắc tăng huyết áp do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy bệnh nhân bị thận mạn có tăng hoạt tính thần kinh giao cảm có thể đáp ứng tốt với ức chế men chuyển, cắt thận hai bên. Ngay cả khi chức năng thận vẫn được bảo tồn thì hoạt hóa RAS vẫn là yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý về thận.

2.5. Ức chế calcineurin (tacrolimus và cyclosporine) và glucocorticoid

Ức chế calcineurin (tacrolimus và cyclosporine) và glucocorticoid cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp ở bệnh nhân được ghép thận. Ức chế calcineurin có thể gây co mạch. Ngoài ra, hẹp động mạch thận của thận ghép cũng có thể gây tăng huyết áp sau ghép thận.

3. Cách phòng tránh

Cách phòng tránh tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Hạn chế muối

Để phòng tránh tăng huyết áp ở bệnh nhân thận mạn và phòng tránh bệnh thận ở người cao huyết áp, cần lưu ý:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh
  • Cần có một thực đơn dành cho người cao huyết áp khoa học và phù hợp: Hạn chế muối và các chất béo bão hòa. Tăng cường các loại rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Nên vận động ít nhất 30 - 45 phút mỗi ngày, 4 - 5 ngày/tuần
  • Kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể
  • Kiêng hoàn toàn rượu, bia, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.

Tăng huyết áp và bệnh thận mạn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Bệnh nhân bị thận mạn có nguy cơ bị tăng huyết áp rất cao. Tăng huyết áp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, dẫn đến nhiều bệnh lý về thận và tim mạch. Do đó, để phòng ngừa những biến chứng và kiểm soát tốt huyết áp người bệnh cần được khám sức khoẻ và kiểm tra huyết áp định kỳ. Khám tăng huyết áp là hoạt động thường quy tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, gói khám huyết áp tại Vinmec được lý rất chặt chẽ, đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Ngoài ra, hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn áp dụng kỹ thuật xét nghiệm nước tiểu đánh giá các bệnh lý ở thận. Kỹ thuật L-FABP cho phép chẩn đoán sớm bệnh suy thận. Hiện nay, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng xét nghiệm này theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Bệnh nhân có thể lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ lúc nào trong ngày, không cần nhịn ăn hay tuân thủ các yêu cầu khắt khe nào. Hệ thống máy móc hiện đại tại bệnh viện Vinmec sẽ cho kết quả chính xác trong vòng 30 phút.

Với đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Với 90% có trình độ trên đại học, 20% là GS, PGS, gần 30% là tiến sĩ, mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh; Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả; Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim mạch học Việt Nam

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

744 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan