Phẫu thuật viêm loét đại tràng: Những điều cần biết

Một trong những bệnh lý phổ biến nhất về đường tiêu hóa chính là bệnh viêm loét đại tràng. Những người bị viêm loét đại tràng thường phải chịu những cơn đau và một số triệu chứng rối loạn kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ tiến triển thành ung thư là khá cao.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng (UC) là bệnh viêm đường ruột, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Niêm mạc của ruột già (hay còn gọi là đại tràng), trực tràng hoặc cả hai bị viêm sẽ gây ra viêm loét đại tràng.

Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng có vết loét nhỏ và áp xe trong đại tràng và trực tràng. Trực tràng chính là phần cuối cùng của đại tràng và nằm phía trên hậu môn. Bệnh thường bùng phát định kỳ và tiêu chảy ra máu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau bụng, cơn đau có lúc rất nghiêm trọng và thiếu máu.

Thời gian bùng phát viêm loét đại tràng xen kẽ với thời gian thuyên giảm. Bệnh dường như biến mất trong thời gian thuyên giảm. Tình trạng viêm thường bắt đầu ở trực tràng rồi sau đó lan sang các vị trí khác của đại tràng. Mức độ ảnh hưởng cũng như vị trí viêm ở mỗi người bệnh là khác nhau.

Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, tuy nhiên bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15-35 tuổi. Sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Viêm loét đại tràng là một tình trạng mãn tính. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm, gây ra các triệu chứng, nhằm ngăn ngừa bệnh bùng phát và có thời gian thuyên giảm lâu hơn.

Viêm loét đại trực tràng
Viêm loét đại tràng gây tiêu chảy ra máu

2. Khi nào cần phẫu thuật viêm loét đại tràng

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật nếu không thể kiểm soát tình trạng viêm và loét bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Nếu bạn bị biến chứng nguy hiểm do viêm loét đại tràng mãn tính gây ra, chẳng hạn như chảy máu nghiêm trọng... bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Một số trường hợp bị viêm loét đại tràng lựa chọn phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nếu các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Phẫu thuật viêm loét đại tràng được áp dụng khi không thể kiểm soát tình trạng viêm và loét bằng thuốc

3. Phương pháp phẫu thuật viêm loét đại tràng

Cách duy nhất để chữa viêm loét đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Việc thực hiện phẫu thuật cũng nhằm loại bỏ nguy cơ ung thư ruột kết. Nguy cơ bạn bị ung thư ruột kết tăng lên nếu bạn bị viêm loét đại tràng từ 8 năm trở lên hoặc đại tràng bị tổn thương nhiều hơn. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật nếu phát hiện dấu hiệu bất thường khi kiểm tra.

Bác sĩ sẽ tạo ra vết mổ mở hoặc lỗ thông ở thành bụng nếu cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Sau đó sẽ tiến hành gắn cái túi đó và đưa đầu ruột non qua khe hở. Chất thải sẽ đi qua và được đựng trong một cái túi được gắn vào lỗ khí. Bạn cần phải đeo túi thường xuyên.

Hiện nay, đã xuất hiện kỹ thuật phẫu thuật mới hơn, được gọi là túi hậu môn ở xương chậu (IPAA - Ileal pouch anal anastomosis). Kỹ thuật này không tạo lỗ mở vĩnh viễn mà thay vào đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ đại tràng và trực tràng, một túi bên trong sẽ được tạo thành trong ruột non với vai trò như một trực tràng mới. Túi này sẽ được liên kết với hậu môn.

Bên cạnh đó, có một phương pháp phẫu thuật khác được gọi là phẫu thuật mở thông hồi tràng có điều khiển (túi Kock). Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu bạn muốn túi bên ngoài được chuyển đổi thành túi bên trong hoặc nếu bạn không thể thực hiện phẫu thuật túi hậu môn ở xương chậu (IPAA).

Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ ruột kết và từ ruột non sẽ tạo ra một bể chứa bên trong. Sau đó, tiến hành mở một lỗ trên thành bụng và nối túi vào da bằng van. Người bệnh sẽ được đặt ống thông qua van vào bể chứa bên trong khi tháo túi.

Một số kỹ thuật khác cũng có sẵn hiện nay, tuy nhiên, tất cả các ca phẫu thuật đều mang rủi ro và biến chứng nhất định. Nếu được chỉ định phẫu thuật để điều trị viêm loét đại tràng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân.

Tình trạng viêm loét đại tràng sẽ được chữa khỏi nếu toàn bộ đại tràng được cắt bỏ. Điều này sẽ giúp người bệnh chấm dứt các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như tiêu chảy ra máu, đau bụng, thiếu máu...

Theo ước tính, có khoảng 5% bệnh nhân viêm loét đại tràng sẽ tiến triển thành ung thư. Thực hiện phẫu thuật nhằm lại bỏ các mối đe dọa ung thư đại tràng đóng vai trò rất quan trọng đối với những người bị viêm loét đại tràng gây ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Nguy cơ ung thư không phẫu thuật có thể lên đến 32% so với bình thường trong những trường hợp này, trái ngược với tình trạng viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng dưới hay trực tràng.

Tế bào ung thư ruột kết
Phẫu thuật viêm loét đại tràng giúp loại bỏ nguy cơ ung thư ruột kết

4. Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật viêm loét dạ dày

Phẫu thuật điều trị viêm loét đại tràng có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng hoặc viêm túi (viêm túi):
  • Dấu hiệu: Tiêu chảy, đi tiêu thường xuyên, co thắt dạ dày, đau, sốt, đau khớp.
  • Điều trị: dùng thuốc kháng sinh.
  • Tắc ruột:
  • Dấu hiệu: đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Điều trị: Truyền dịch IV và nhịn ăn, nếu cần thiết phải thực hiện phẫu thuật.
  • Lỗi khi tạo túi:
  • Dấu hiệu: Sốt, sưng, đau.
  • Điều trị: Phẫu thuật và cắt hồi tràng vĩnh viễn.
Tắc ruột
Tắc ruột có thể xảy ra sau phẫu thuật viêm loét dạ dày

Hầu hết các ca phẫu thuật UC có thể được sắp xếp tùy vào khoảng thời gian thích hợp mà người bệnh chọn lựa. Nên thực hiện phẫu thuật khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhằm giảm nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật viêm loét đại tràng có thể giúp bạn kiểm soát nhu động ruột và giảm thiểu tác động của bệnh đến cuộc sống của bạn.

Thuốc, thay đổi chế độ ăn uống hay phẫu thuật chính là các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng. Những phương pháp này sẽ không thể chữa khỏi bệnh, ngoại trừ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng, tuy nhiên chúng có thể giúp giảm tác động do các triệu chứng bệnh gây ra.

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải điều trị viêm loét đại tràng ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi đồng thời kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan