Vì sao bạn rùng mình khi đi tiểu?

Hầu như tất cả mọi người sẽ quen thuộc với cảnh tượng hài hước của một em bé khi đột nhiên xuất hiện một cơn rùng mình: đây có thể là một thông báo rằng trẻ sơ sinh cần thay tã. Đó là bởi vì đi tiểu có mối liên quan với rùng mình - một hiện tượng kỳ lạ vẫn tồn tại ngay cả khi đến tuổi trưởng thành.

1. Đối tượng nào thường xuyên bị rùng mình khi đi tiểu?

Rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai, và có thể xảy ra khi còn nhỏ. Có lẽ bạn đã nhìn thấy một em bé rùng mình mà không có lý do rõ ràng trước khi trẻ cần thay tã.

Đây có thể là một cảnh tượng hài hước - hoặc là hiện tượng đáng báo động, tùy thuộc vào mức độ rung mình. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng bởi đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể và không gây ra bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng.

Mặc dù ớn lạnh, rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên một số trường hợp có thể cảm thấy mức độ rùng mình nhiều hơn những người khác. Có một số giả thiết cho rằng hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở nam giới, tuy nhiên chưa có bất cứ nghiên cứu nào được đưa ra nhằm khẳng định điều này.

Đi tiểu
Rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ đội tượng nào

2. Nguyên nhân khiến bạn rùng mình khi đi tiểu

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến bạn rùng mình khi đi tiểu, một giả thuyết đã được đưa ra, cho rằng do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể ở vùng háng gây ra chứng run rẩy ở một số người.

Khi bạn cởi bỏ đồ của bạn để đi tiểu, điều này làm lộ ra một phần cơ thể bạn, khiến thân nhiệt hạ xuống đột ngột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lạnh hơn, và kết quả là cơ thể bạn có thể run lên nhằm mục đích sinh nhiệt và giữ ấm cho cơ thể.

Một giả thiết khác cũng được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng rùng mình khi đi tiêu là việc giải phóng nước tiểu ra khỏi cơ thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống do một phần nhiệt lượng đã thoát ra ngoài. Trong trường hợp này, cơ thể bạn thực hiện phản ứng theo bản năng với một cơn rùng mình để tạo ra nhiệt lượng và làm ấm.

Rùng mình khi đi tiểu được cho là cũng có thể có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương (CNS), hay cụ thể hơn là các tín hiệu hỗn hợp trong hệ thống thần kinh bởi hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang của bạn.

Cấu tạo và cách hệ thần kinh trung ương hoạt động
Hệ thống thần kinh trung ương

Hệ thống thần kinh ngoại biên gửi thông tin từ não và tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể. Phần này của hệ thống thần kinh cũng bao gồm hệ thần kinh giao cảm (ANS), điều chỉnh các chức năng cơ thể không tự nguyện.

Theo Caleb Backe, một chuyên gia về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của Maple Holistic, hệ thần kinh giao cảm điều khiển quá trình bạn đi tiểu.

ANS được chia thành hai bộ phận: hệ thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm là hệ thống điều khiển các phản xạ của cơ thể bạn. Hệ thần kinh giao cảm giúp cơ thể bạn thư giãn thư giãn và đưa nó trở về trạng thái nghỉ ngơi.

Khi bàng quang của bạn đầy, nó kích hoạt các dây thần kinh trong tủy sống được gọi là dây thần kinh túi. Điều này làm cho hệ thống thần kinh đối giao cảm hoạt động, khiến thành bàng quang của bạn chuẩn bị đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi nước tiểu rời khỏi cơ thể bạn, huyết áp giảm, gây ra phản ứng từ hệ thống thần kinh giao cảm.

Việc huyết áp giảm đột ngột này gây ra phản ứng từ hệ thống thần kinh giao cảm, một phần của ANS có liên quan đến các phản ứng của cơ thể. Các chuyên gia cho biết rằng khi hệ thống thần kinh giao cảm phát hiện tình trạng huyết áp thấp, nó sẽ giải phóng một loạt các chất dẫn truyền thần kinh được gọi là catecholamin nhằm mục đích ổn định huyết áp, đưa về trạng thái cân bằng trước đây. Khi bạn đi tiểu, có thể do sự tăng vọt đột ngột của catecholamine khiến bạn cảm thấy rùng mình. Hệ thống thần kinh giao giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được gọi là catecholamin nhằm nỗ lực khôi phục lại huyết áp.

Điều này tạo ra một tín hiệu hỗn hợp giữa hai thành phần của hệ thống thần kinh giao cảm, nguyên nhân khiến bạn rùng mình khi đi tiểu.

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng rùng mình khi đi tiểu xảy ra phổ biến hơn ở nam giới, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là đàn ông thường đứng khi đi tiểu - có thể làm khiến huyết áp giảm nhanh một cách đột ngột, đây được cho là nguyên nhân khiến nam giới bị rùng mình. Thêm vào đó, huyết áp có xu hướng tăng khi đứng. Vì đàn ông thường đứng lên để đi tiểu, cơ thể họ bị giảm huyết áp một cách đột ngột. Điều này có thể giải thích tại sao đàn ông đi tiểu nhiều hơn phụ nữ.

Tụt huyết áp
Giảm huyết áp đột ngột có thể gây rùng mình khi đi tiểu

Dù nguyên nhân là gì, bạn không nên lo lắng về hiện tượng này bởi nó thường vô hại và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào đối với cơ thể.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa lý giải được nguyên nhân chính xác vì sao xảy ra hiện tượng rùng mình khi đi tiểu.

Chứng run mình có thể là do nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, hoặc các tín hiệu lẫn lộn trong hệ thống thần kinh của bạn. Thường thì chúng được coi là vô hại.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua tất cả các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình bạn đi tiểu. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời nếu bạn bị ngất, chóng mặt hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc nếu trong nước tiểu của bạn có máu.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, livescience.com

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan