Tiểu máu đại thể trong viêm cầu thận cấp

Đái máu là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm cầu thận - viêm nhiễm của hệ thống lọc của thận. Viêm cầu thận có thể là một phần nhỏ của một bệnh lý hệ thống hoặc có thể xảy ra riêng rẽ một mình. Bệnh có thể do nhiễm virus, do các bệnh mạch máu, các vấn đề miễn dịch... ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ giữ vai trò lọc máu trong thận.

1.Định nghĩa viêm cầu thận cấp

Hội chứng viêm cầu thận cấp là một thương tổn viêm cấp tính của những cầu thận. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu hay còn gọi là tiểu máu đại thể, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Hiện nay với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, người ta đã thống nhất rằng: viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là một hội chứng, hay gọi là hội chứng cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp phát sinh không chỉ do liên cầu mà còn có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, nhiễm virus. Hội chứng viêm cầu thận cấp còn xảy ra thứ phát sau các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh động mạch dạng nút...

Tỷ lệ mắc bệnh viêm cầu thận cấp giảm dần ở các nước công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn thường gặp ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển. Bệnh xuất hiện dưới dạng tản phát hoặc có thể thành từng vụ dịch, đặc biệt ở những nơi đời sống vệ sinh kém. Bệnh rất hiếm gặp trước 2 tuổi, thường gặp ở trẻ con từ 3 - 8 tuổi, bé trai thường gặp hơn bé gái (tỷ lệ nam/nữ = 2/1). Ở người lớn viêm cầu thận cấp ít gặp hơn so với trẻ em.

2. Triệu chứng viêm cầu thận cấp

sốt cao co giật
Trẻ bị viêm cầu thận cấp sẽ có triệu chứng mệt mỏi toàn thân và sốt 38-39 độ C hoặc nhẹ hơn

Bệnh thường gặp ở trẻ em sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da từ 7 - 15 ngày.

Bệnh khởi phát đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo như: Toàn thân mệt mỏi, sốt 38 - 39 độ C hoặc nhẹ hơn. Đau ở vùng thắt lưng 2 bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.

Lúc đầu xuất hiện ở mặt gây nặng mí mắt, phù có thể khỏi nhanh nhưng cũng có thể gây phù toàn thân. Phù trong viêm cầu thận cấp có đặc điểm: phù mềm, trắng, ấn lõm và để lại dấu ngón tay, phù xung quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân. Có thể phù nặng: phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não.

Đái ít hoặc vô niệu: nước tiểu chỉ được 500 - 600ml/24giờ, thiểu niệu (dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (dưới 100ml/24giờ). Đái máu thường xuất hiện sớm cùng với phù.

  • Tăng huyết áp thường rõ ở hai tuần đầu, trên 60% trường hợp viêm cầu thận cấp có tăng huyết áp. Phù phổi cấp trong viêm cầu thận cấp là tai biến thường gặp do tăng huyết áp, phù và suy tim trái.

3. Đặc điểm tiểu máu đại thể trong viêm cầu thận cấp

viêm cầu thận cấp
hình ảnh phân biệt đái máu đại thể và đái máu vi thể

Đái máu là tình trạng nước tiểu có lẫn máu. Có 2 loại đái máu là đái máu đại thể và đái máu vi thể. Đái máu đại thể được định nghĩa là khi nước tiểu có màu đỏ sẫm màu, có thể nhận biết được bằng mắt thường. Theo đó, đặc điểm của đái máu đại thể trong viêm cầu thận cấp như sau:

  • Đái máu đại thể hoặc vi thể nếu có thường xuất hiện sớm cùng với phù, nước tiểu màu đỏ hay sậm màu (hồng cầu niệu trên 300.000/phút), hồng cầu méo mó dễ vỡ. Có thể kèm theo tiểu buốt tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, bí tiểu,
  • Tiểu máu đại thể thường khỏi sớm (7-10 ngày) nhưng tiểu máu vi thể thì kéo dài, hồng cầu niệu đôi khi sau 3-6 tháng mới hết.
  • Đái máu đại thể: màu nước tiểu như nước rửa thịt.
  • Xét nghiệm cặn addis: Hồng cầu 100.000 - 500.000/phút, bạch cầu 20.000/phút.
  • Trụ hồng cầu là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên cũng có tỷ lệ không gặp. Trong thực tế, chỉ 2 xét nghiệm hồng cầu niệu (xác định đái máu) và protein niệu cũng đủ để xác định viêm cầu thận cấp.
  • Viêm cầu thận cấp thể đái máu đơn thuần: Thường gặp ở trẻ em, đái máu có thể đơn độc, không phù, không thiểu, vô niệu. Tiến triển nhìn chung tốt nhưng có thể tái phát.

Khoảng 60 - 80% trường hợp sẽ tự khỏi khi bị viêm cầu thận cấp, tuy nhiên trong 20 - 40% còn lại thì có khoảng 10 - 30% trở thành viêm cầu thận mạn (sau 10 năm đến 25 năm). Có khoảng 1 - 2% tử vong ngay do tai biến phù phổi cấp, tai biến mạch máu não. Còn lại khoảng 11% viêm cầu thận tiến triển nhanh, dẫn đến tử vong sau vài tháng. Do đó, khi thấy những triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Bệnh nhân có thể đến thăm khám và điều trị hoặc sàng lọc bệnh tiết niệu các bệnh lý tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Với chất lượng y tế toàn diện, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi có chuyên môn sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt cho bệnh nhân.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan