Tâm trạng của bạn có bình thường không?

Tâm trạng của con người không phải là hằng định, mà có sự biến đổi nhất định. Tuy nhiên điều cần quan tâm là những biến đổi đó là bình thường hay bất thường. Vậy như thế nào là bình thường, và dấu hiệu nào cảnh báo sự bất thường đang diễn ra?

1.Tổng quan về sự thay đổi tâm trạng

Tâm trạng con người khi vui khi buồn, khi lên khi xuống là điều hết sức bình thường, miễn sao những thay đổi đó không cản trở cuộc sống thường ngày của bản thân hoặc những người xung quanh.

Có nhiều yếu tố có thể tác động tới sự thay đổi tâm trạng trong ngày. Ví dụ như dưới sự tác động của nhịp sinh học, đa số mọi người cảm thấy hưng phấn, năng động vào khoảng thời gian buổi trưa, nhưng sẽ nhanh chóng mệt mỏi, chán nản vào buổi chiều hoặc buổi tối.

Đôi khi, những thay đổi về tâm trạng lại là biểu hiện của vấn đề về tâm thần, hoặc là chỉ báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó đang diễn ra.

2.Khi nào những thay đổi của tâm trạng là bất thường?

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng

Những thay đổi tâm trạng nghiêm trọng sẽ cản trở cuộc sống thường ngày của bản thân và những người xung quanh, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể điều trị được. Với những trường hợp nhẹ, đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống là đủ. Nhưng trước tiên, hãy nhận diện những vấn đề bất thường có thể gây ra thay đổi tâm trạng:

2.1.Căng thẳng và rối loạn lo âu

Ngày qua ngày có hàng loạt những rắc rối, phức tạp, những điều tích cực cũng như tiêu cực không ngờ tới xảy ra, chúng có thể khiến tâm trạng của con người bị thay đổi. Sự thay đổi tâm trạng sẽ diễn ra mạnh hơn, thường xuyên hơn trước các tình huống ở những người nhạy cảm, so với những người khác.

Thiếu ngủ là vấn đề hay bị phàn nàn nhất ở những người đang trong trạng thái căng thẳng. Không thoải mái, lo lắng, thậm chí sợ hãi là cảm giác thường trực ở nhiều người, ngay cả khi chính bản thân họ cũng nhận thấy chẳng có một lí do chính đáng nào cả.

Rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder - GAD) có thể được đặt ra nếu tình trạng lo âu khó kiểm soát đã tồn tại trong ít nhất 6 tháng liên tục, kèm theo một số triệu chứng khác (chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ). Trong trường hợp rối loạn lo âu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cảm thấy bản thân không thể nào sống sót được, dù chỉ là một ngày.

Trầm cảm là bệnh gì
Trầm cảm

2.2.Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Sự thay đổi tâm trạng (theo cả hai chiều hướng lên và xuống) ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực diễn ra mạnh và kéo dài hơn so với những người bình thường.

Có thể lấy ví dụ, với người bình thường, nếu một việc diễn ra thuận lợi, tâm trạng phấn khởi có thể xuất hiện và tồn tại trong 1 hoặc 2 ngày, nhưng ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp là cảm giác cuộc sống thiên đường, khiến các hoạt động liên tục diễn ra, như chạy vòng quanh, nói rất nhanh, rất nhiều, thời gian ngủ ít đi, thậm chí làm những việc có tính chất phát tán như sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm. Ảo thanh cũng có thể xuất hiện (nghe thấy tiếng nói của người khác, nhưng trên thực tế không có ai hay không có bất kỳ tiếng nói nào cả). Đây được gọi là pha hưng cảm.

Lấy tình huống khác làm ví dụ, người bình thường trong cuộc sống ai cũng có lúc mỏi mệt nằm nhà không muốn đi làm; nhưng ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm trạng tiêu cực sẽ diễn ra, không còn động lực, không còn sức sống, buồn chán, tuyệt vọng, nằm trên giường nhiều ngày dẫn tới mất việc, và tệ nhất là xuất hiện ý tưởng tự sát. Đây được gọi là pha trầm cảm.

Một điều may mắn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể điều trị được. Theo ước tính, khoảng 3% số người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm chịu ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

2.3.Trầm cảm

Thay đổi tâm trạng vẫn có thể xảy ra ở những người đang bị trầm cảm. Tâm trạng dù đang tiêu cực nhưng vẫn có thể cải thiện tạm thời, tuy không thể lên cao tới mức như ở những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhưng vẫn có thể mang lại cảm giác “ổn”.

Buổi sáng của những người bị trầm cảm có thể rất tệ, tuy nhiên họ sau đó sẽ cảm thấy khá hơn. Nếu cảm giác tiêu cực như buồn chán, mệt mỏi, bồn chồn hoặc tuyệt vọng xuất hiện và kéo dài trên 2 tuần, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

2.4.Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder - BPD)

Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng rối loạn tâm thần, với điểm đặc trưng là sự thay đổi mạnh và đột ngột của cảm xúc, chẳng hạn như đang giận dữ chuyển sang lo âu, hoặc đang tuyệt vọng lại chuyển sang lo âu.

Tuy nhiên những sự thay đổi này không đạt được cường độ cao như thay đổi ở những người rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Thay đổi cảm xúc ở người rối loạn nhân cách ranh giới thường khởi phát từ những tương tác giữa người với người hàng ngày, do đó họ không có khả năng đối mặt tốt với căng thẳng. Trường hợp cảm xúc trở nên tiêu cực (rất không thoải mái hoặc rất buồn), người mắc rối loạn nhân cách ranh giới xuất hiện xu hướng tự gây hại cho bản thân.

nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố sinh dục dẫn tới thay đổi cảm xúc

2.4.Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder - ADHD)

Cảm xúc dễ thay đổi, dễ phản ứng, dễ chán nản có thể là những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành. Các dấu hiệu khác có thể gặp là khó tập trung, bồn chồn, hấp tấp.

2.5.Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố sinh dục gắn với cảm xúc, do đó bất kỳ sự thay đổi nội tiết tố sinh dục nào cũng đều có thể dẫn tới sự thay đổi của cảm xúc.

3.Làm gì khi tâm trạng thay đổi?

Tâm trạng thay đổi là điều hết sức bình thường của cuộc sống con người, miễn sao nó không ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bản thân và những người xung quanh. Nếu nghi ngờ bản thân đang biểu hiện các triệu chứng của một rối loạn tâm thần nào đó, đừng ngần ngại đi khám bác sĩ chuyên khoa, bởi can thiệp điều trị càng sớm, càng dễ và càng nhanh thành công, tránh những ảnh hưởng không đáng có của bệnh tới cuộc sống.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Lamepil 100
    Công dụng thuốc Lamepil-100

    Lamepil 100 chứa thành phần chính là Lamotrigin 100mg, được sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác. Thuốc có công dụng trong việc điều trị bệnh động kinh và rối loạn lưỡng cực.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Oliza  10
    Công dụng thuốc Oliza-10

    Thuốc Oliza-10 chứa thành phần chính là Olanzapine. Đây là thành phần quan trọng được kê đơn và chỉ định điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác. Tham khảo ngay bài ...

    Đọc thêm
  • Olafast
    Công dụng thuốc Olafast

    Olanzapine là một hoạt chất chống loạn thân đã được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt hoặc dự phòng tái phát rối loạn lưỡng cực. Hoạt chất này có trong nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó ...

    Đọc thêm
  • Stadsidon 20
    Công dụng thuốc Stadsidon 20

    Thuốc Stadsidon 20 có thành phần chính là hoạt chất Ziprasidone dưới dạng Ziprasidone HCl với hàm lượng là 20mg. Thuốc Stadsidon 20 thuộc nhóm thuốc hướng thần có tác dụng điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng ...

    Đọc thêm
  • kazmeto
    Công dụng thuốc Opinsan

    Thuốc Opinsan có thành phần chính là Olanzapin 5mg thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Thuốc được chỉ định điều trị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, cùng một số bệnh lý thần kinh khác. Để đảm ...

    Đọc thêm