Tại sao bạn hay quên?

Chứng hay quên có thể là sự lãng quên bất thường. Bạn có thể không nhớ được các sự kiện mới, nhớ lại một hoặc nhiều ký ức về quá khứ. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian ngắn và sau đó được giải quyết. Hoặc, nó có thể không biết mất và tuỳ thuộc vào nguyên nhân, nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

1. Chứng hay quên là bệnh gì

Mọi người thỉnh thoảng gặp phải chứng hay quên. Chứng hay quên có xu hướng tăng theo tuổi và thường không gây lo ngại. Tuy nhiên, chứng hay quên tiến triển do các bệnh như bệnh Alzheimer có thể nghiêm trọng.

Trong trường hợp, bạn cảm thấy mình có các dấu hiệu hay quên ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham vấn bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây chứng hay quên và nó có thể điều trị được nếu được chẩn đoán sớm. Và ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện sớm thì sẽ khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nguồn gốc bệnh Alzheimer
Nguyên nhân gây ra chứng hay quên có thể xuất phát từ bệnh Alzheimer

2. Nguyên nhân gây ra chứng hay quên

Một số nguyên nhân được cho là phổ biến gây nên chứng hay quên:

  • Thuốc

Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể can thiệp hoặc gây ra chứng hay quên. Các loại thuốc đó có thể là: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc chống lo âu, thuốc giãn cơ, thuốc an thần, thuốc ngủ, và thuốc giảm đau sau phẫu thuật.

  • Rượu, thuốc lá hoặc sử dụng ma tuý

Sử dụng rượu quá mức từ lâu đã được công nhận là nguyên nhân gây ra chứng hay quên.

Hút thuốc lá gây hại cho trí nhớ bằng cách giảm lượng oxy đến não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc lá cảm thấy khó khăn khi ghép khuôn mặt của một người cùng với tên tương ứng so với những người không hút thuốc.

Thuốc bất hợp pháp như ma tuý có thể làm thay đổi thành phần hoá học trong não khiến cho người sử dụng khó nhớ lại ký ức.

  • Thiếu ngủ

Cả số lượng và chất lượng giấc ngủ đều quan trọng đối với trí nhớ. Ngủ quá ít hoặc thức dậy thường xuyên trong đêm có thể dẫn đến mệt mỏi, cản trở khả năng củng cố và lấy thông tin.

  • Trầm cảm và căng thẳng

Bị trầm cảm có thể gây ra chứng hay quên và mất tập trung , đồng thời có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Căng thẳng và lo lắng cũng có thể cản trở sự tập trung. Khi bạn căng thẳng và tâm trí của bạn bị kích thích quá mức hoặc bị phân tâm, khả năng ghi nhớ của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Stress gây ra bởi một chấn thương cảm xúc cũng có thể dẫn đến chứng hay quên.

Căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân phổ biến gây co giật mí mắt
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng hay quên

  • Thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt bao gồm protein và chất béo chất lượng cao rất quan trọng đối với chức năng của não. Hơn nữa, sự thiếu hụt của các loại vitamin như vitamin nhóm B gồm vitamin B1 và B12 đặc biệt ảnh hưởng đến trí não.

  • Chấn thương đầu

Một cú đánh mạnh vào đầu chẳng hạn do ngã hoặc tai nạn ô tô có thể làm tổn thương não và gây mất trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, theo thời gian trí nhớ có thể dần dần được cải thiện.

  • Đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra khi ngừng cung cấp máu cho não do tắc nghẽn mạch máu lên não hoặc rò rỉ mạch vào não. Đột quỵ thường gây chứng mất trí ngắn hạn. Một người bị đột quỵ có thể có những có những ký ức sống động về các sự kiện thời thơ ấu nhưng không thể nhớ lại những gì mình đã ăn vào bữa trưa.

  • Chứng quên toàn bộ thoáng qua (TGA)

Đây là một sự mất mát ngắn của sự hình thành bộ nhớ. Nó thường tự xoá và không gây ra bất kỳ tác hại hoặc xảy ra thêm một lần nào nữa. Các bác sĩ không chắc chắn tại sao điều này xảy ra. Thỉnh thoảng, những dấu vết nhỏ được nhìn thấy ở vùng chân hải mã-vùng não liên quan đến sự hình thành trí nhớ.

  • Sa sút trí tuệ

Chứng hay quên là tên của sự mất trí nhớ tiến triển và các khía cạnh khác của suy nghĩ đủ nghiêm trong can thiệp vào khả năng của hoạt động hàng ngày. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhưng nó thường bao gồm bệnh mạch máu, lạm dụng ma túy hoặc rượu hoặc các nguyên nhân gây tổn thương khác, phổ biến nhất và quen thuộc là bệnh Alzheimer.

  • Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây chứng hay quên bao gồm tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức, sử dụng ma tuý và bị mắc các bệnh nhiễm trùng như HIV, bệnh lao và bệnh giang mai. Các bệnh này đều ảnh hưởng đến não.

Xử trí cấp cứu đột quỵ do tắc mạch máu não
Chứng hay quên xảy ra cũng có thể do bệnh nhân có tiền sử đột quỵ

3. Chẩn đoán nguyên nhân gây chứng hay quên

Nếu bạn cảm thấy rằng mình ngày càng hay quên hoặc nếu các vấn đề về trí nhớ cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn thì hãy nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị tốt.

Để đánh giá chứng hay quên, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh, tiếp theo là kiểm tra thể chất bao gồm cả kiểm tra thần kinh. Tuỳ thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể đánh thêm bằng các xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm thần kinh và xét nghiệm hình ảnh của não như chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ.

4. Ngăn ngừa chứng hay quên

Tiến sĩ Adam Gazzaley- giám đốc sáng lập của Trung tâm hình ảnh thần kinh học tại Đại học California, San Francisco cho biết bộ não hoạt động như một chuỗi mạng lưới với các khu vực khác nhau liên lạc với nhau mọi lúc. Khi cố gắng nhớ điều gì đó, bộ não sẽ thiết lập một mạng lưới mới và sự cố bộ nhớ xảy ra khi có sự cố trong mạng lưới đó. Gazzaley tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng một số người có thể duy trì hoặc kích thích được mạng lưới này trong khi những người khác lại không thể làm được.

Để làm được điều này hãy hạn chế những can thiệp có thể làm mất tập trung hoặc ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ của bộ não. Hơn nữa, mỗi người có thể huấn luyện cho bộ não của mình ghi nhớ thông tin bằng cách thực hành. Theo Gazzaley bộ não có tính đàn hồi và khả năng cải thiện khi bị kích thích. Vì thế, chúng ta nên thường xuyên thực hành giúp ngăn ngừa chứng hay quên bằng cách tập trung và ghi nhớ thông tin. Chẳng hạn như ghi nhớ tên của những người mới gặp, hay là ghi nhớ những vật dụng cần mua thay vì ghi danh sách ra giấy...

khám sức khỏe tổng quát quan trọng như thế nào
Gói Khám sức khỏe tổng quát đã và đang được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan