Sự khác nhau giữa đái máu vi thể và đái máu đại thể

Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đái máu là tình trạng bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đái máu dù là đái máu đại thể hay vi thể đều cần được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vậy sự khác nhau giữa đái máu đại thể và đái máu vi thể là gì?

1. Đái ra máu là gì?

Đái ra máu hay còn gọi là tiểu ra máu. Đây là tình trạng máu xuất hiện trong nước tiểu. Đái ra máu được phân làm hai loại đó là đái máu vi thể và đái máu thực thể.

Trong đó, đái máu đại thể là đái máu mắt nhìn thường thấy được. Còn đái máu vi thể là đái máu mắt thường không nhìn thấy được, bệnh chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm học tế bào nước tiểu cho kết quả số lượng hồng cầu > 10000 hồng cầu/ml.

2. Nguyên nhân gây đái máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đái máu. Hầu hết các nguyên nhân gây đái máu đại thể cũng là nguyên nhân gây đái máu vi thể.

Các nguyên nhân này bao gồm: Do nguyên nhân tại thận, ngoài thận và các nguyên nhân khác, cụ thể như sau:

su-khac-nhau-giua-dai-mau-vi-the-va-dai-mau-dai-the-1
Sỏi thận có thể gây ra tình trạng đái máu

  • Nguyên nhân ngoài thận như: Sỏi bàng quang, u phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, u bàng quang, vỡ bàng quang, sỏi niệu đạo, dị dạng đường tiết niệu, polyp niệu đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới...
  • Các nguyên nhân khác như: Tập thể dục quá nặng, do thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid, đặt sonde tiểu, các thủ thuật can thiệp vào đường tiết niệu...

Ngoài ra, hiện tượng nước tiểu đỏ không do đái máu còn vì một số nguyên nhân như: Do một số thức ăn, một số thuốc rifampicin, metronidazol ...nước tiểu lẫn máu ở phụ nữ đang có kinh nguyệt, tan máu trong lòng mạch. Để chẩn đoán chính xác hiện tượng đái máu đại thể hay đái máu vi thể thì cần phải được kiểm tra lại bằng các xét nghiệm.

3. Sự khác nhau giữa đái máu đại thể và đái máu vi thể

3.1 Quan sát bằng mắt thường

Đái máu đại thể là tình trạng nước tiểu có máu có thể quan sát đường bằng mắt thường, phát hiện khi quan sát nước tiểu có màu đỏ sẫm màu. Còn đái máu vi thể không thể quan sát bằng mắt thường mà phát hiện thông qua các xét nghiệm như tổng phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm tế bào niệu

3.2 Phản ánh mức độ máu trong nước tiểu

Đái máu đại thể là số lượng máu trong nước tiểu nhiều đủ để nhìn thấy bằng mắt thường. Đái máu vi thể: Mắt thường không nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml.

3.4 Biểu hiện bệnh

Đái máu đại thể có thể kèm theo các biểu hiện khác như: Đái buốt, đái rắt, đau vùng hông lưng, đau vùng hạ vị... Nếu mất máu nhiều có thể có biểu hiện toàn thân như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp tụt,...

Còn đối với đái máu vi thể có thể không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt, có thể phát hiện tình cờ thông qua xét nghiệm.

3.5 Chẩn đoán xác định

  • Đái máu vi thể: Soi kính hiển vi tìm thấy nhiều hồng cầu. Muốn chính xác, cần làm cặn Addis đếm hồng cầu. Ở phụ nữ cần phải thông tiểu lấy nước tiểu thử, để tránh lẫn máu do kinh nguyệt.
  • Đái máu đại thể: Nước tiểu đỏ, đục, có khi có cục máu. Để lâu có lắng cặn hồng cầu.
su-khac-nhau-giua-dai-mau-vi-the-va-dai-mau-dai-the-2
Chẩn đoán xác định loại đái máu

4. Điều trị đái ra máu

Cần phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đái máu. Điều trị đái máu nếu chưa tìm được nguyên nhân thì chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bao gồm:

  • Thuốc cầm máu: Transamin đường uống hoặc truyền tĩnh mạch
  • Truyền máu trong trường hợp nếu mất nhiều máu
  • Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như nhóm Sulfamid, Quinolon, có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn máu và nước tiểu theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Trong một số trường hợp nếu có tắc nghẽn nhiều đường tiết niệu do máu cục tạo thành, cần can thiệp ngoại khoa tạm thời dẫn lưu, lấy máu cục tại bàng quang như: Đặt thông tiểu, nong niệu đạo nếu có tắc nghẽn trước khi giải quyết nguyên nhân.
  • Điều trị nguyên nhân: can thiệp ngoại khoa tùy vào nguyên nhân đái máu và tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan