Nhuyễn xương là bệnh gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp.

Nhuyễn xương là một kết quả từ khiếm khuyết trong quá trình tạo xương trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, biểu hiện của nhuyễn xương rất nghèo nàn và thường bị bỏ qua như còi xương ở trẻ em, tuy nhiên ở mức độ nặng có thể gây ra đau xương, yếu cơ, cột sống đôi khi có vẻ như bị dồn lại, cong xuống làm giảm chiều cao của bệnh nhân làm các động tác vận động trở nên khó khăn hơn.

1. Nhuyễn xương là bệnh gì?

Thực tế thì người bệnh thường quen với cụm từ “loãng xương” gặp phải ở những người lớn tuổi, đặc biệt ở phụ nữ, vậy còn nhuyễn xương là gì?

Nhuyễn xương dùng để chỉ mềm xương thường gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin D, biểu hiện ở trẻ em bằng còi xương gây ra sự cong và gãy xương dễ dàng hơn những xương khỏe mạnh. Đau nhức xương và yếu cơ là những triệu chứng phổ biến của cả nhuyễn xương và loãng xương với điều trị cơ bản là bổ sung thêm mức độ vitamin D và canxi cũng như điều trị các rối loạn bất kỳ có thể xảy ra

Người bệnh cần tránh nhầm lẫn hai thuật ngữ loãng xương và nhuyễn xương vì dù biểu hiện có thể gần giống nhau nhưng “nhuyễn xương” là kết quả của một khiếm khuyết trong quá trình tạo thành xương còn “loãng xương” là bệnh phát triển do sự suy yếu từ trước của xương trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin D rất nhiều
Nhuyễn xương là bệnh mềm xương do thiếu hụt vitamin D

2. Các nguyên nhân gây ra nhuyễn xương

Khi cơ thể không đủ canxi và photphat cho quá trình tạo thành xương thì có thể gây ra nhuyễn xương. Vấn đề này có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: ánh sáng mặt trời có vai trò chuyển hóa tiền tố vitamin D thành vitamin D trong cơ thể nên ở những người sống trong các khu vực tối hoặc dành ít thời gian trong ánh sáng mặt trời có thể xảy ra hiện tượng nhuyễn xương
  • Thiếu hấp thu vitamin D: chế độ ăn nghèo nàn vitamin D là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới loãng xương và nhuyễn xương trên thế giới
  • Các phẫu thuật tiêu hóa: như cắt dạ dày, ruột non có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin D và các khoáng chất khác từ bữa ăn dẫn tới nhuyễn xương
  • Bệnh Celiac: là bệnh lý rối loạn tự miễn khiến niêm mạc ruột non bị hư hỏng do tiêu thụ thực phẩm chứa gluten khiến ruột non không thể hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin D
  • Bệnh lý nhuyễn xương do thận hoặc gan bị rối loạn chức năng gây ra sự cản trở trong khả năng xử lý vitamin D của cơ thể
  • Các nguyên nhân do thuốc: thuốc điều trị động kinh gồm phenytoin và phenobarbital có nguy cơ gây ra nhuyễn xương.

3. Chẩn đoán nhuyễn xương như thế nào?

Để chẩn đoán nhuyễn xương cần phải dựa vào cả lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân. Về lâm sàng bệnh nhân có thể có những biểu hiện giảm khoáng hóa xương phụ thuộc vào tuổi bắt đầu bị bệnh và mức độ nặng của bệnh. Ở người trưởng thành, nhuyễn xương điển hình ban đầu không có triệu chứng, về sau xuất hiện yếu cơ, đau xương và nhạy cảm đau ở xương hay thậm chí gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc tự phát.

Cần xét nghiệm chức năng gan trước khi tiến hành điều trị
Xét nghiệm và khám lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh nhuyễn xương

Để xác định nguyên nhân gây nhuyễn xương và loại trừ các rối loạn xương khác như loãng xương, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm hỗ trợ sau:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu đánh giá mức độ calci, phospho, phosphatase kiềm, PTH, 25(OH)2D3
  • Đo tỷ trọng xương đánh giá mức độ thiểu sản
  • X-quang: có vết nứt nhẹ trong xương được hiển thị trên phim được gọi là nới lỏng các khu chuyển đổi và là một dấu hiệu đặc trưng của loãng xương
  • Sinh thiết xương: dùng kim mảnh chèn qua da và vào xương để thu lấy một mẫu nhỏ soi dưới kính hiển vi. Mặc dù sinh thiết xương rất chính xác trong việc phát hiện loãng xương nhưng không cần phải sinh thiết xương trong mọi trường hợp.

4. Điều trị nhuyễn xương như thế nào?

Nguyên tắc điều trị nhuyễn xương chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt calci và phosphat cho quá trình tổng hợp xương của cơ thể như bổ sung thêm vitamin D bằng đường uống hoặc ít gặp hơn có thể qua tiêm hoặc thông qua tĩnh mạch ở cánh tay liều cụ thể như sau:

  • Thiếu vitamin D do ăn uống: dùng ergocalciferol 50000 UI uống 1-2 lần/ tuần trong 6-12 tháng, sau đó dùng ít nhất 400 UI/ngày, đôi khi có thể dùng liều cao hơn trong các trường hợp có hội chứng kém hấp thu.
Vitamin D
Bổ sung vitamin D bằng đường uống để giảm sự thiết hụt canxi trong cơ thể
  • Nhuyễn xương do phenytoin có thể dự phòng bằng vitamin D uống 50000 UI/ 2 tuần.
  • Thiếu phosphat do mất qua thận đáp ứng tốt bổ sung phosphat suốt đời và vitamin D để cải thiện sự giảm hấp thu calci do thiếu phosphat

Nếu nồng độ calci hoặc phospho trong máu thấp thì có thể cho bệnh nhân uống bổ sung khoáng chất, ngoài ra cần xử lý những điều kiện bất thường ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vitamin D như bệnh lý gan thận.

5. Các phương pháp phòng chống nhuyễn xương

Có thể phòng tránh nhuyễn xương bằng một số biện pháp sau:

  • Dành thời gian khoảng 15 phút dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp một vài lần mỗi tuần là đủ để sản xuất vitamin D thích hợp
  • Bổ sung vitamin D tự nhiên trong khẩu phần ăn như dầu cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa, bánh mì,...
  • Bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • alenocal
    Công dụng thuốc Alenocal

    Alenocal là thuốc có thành phần Acid Alendronic và Vitamin D3 giúp giải quyết các vấn đề về loãng xương ở phụ nữ và nam giới từ 45-60 tuổi. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Alenocal, người dùng cần ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Anoma soft caps
    Công dụng thuốc Anoma soft caps

    Thuốc Anoma Soft Caps là thuốc kê đơn được dùng điều trị các bệnh về loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, thiểu năng cận giáp. Để biết thêm thông tin chi tiết về Anoma soft là thuốc gì, công dụng ...

    Đọc thêm
  • cacital
    Công dụng thuốc Cacital

    Thuốc Cacital có thành phần chính là canxi hàm lượng 500mg, được bào chế dạng viên thuộc nhóm thuốc xương khớp. Thuốc được chỉ định điều trị bệnh còi xương và nhuyễn xương. Sau đây là thông tin về công ...

    Đọc thêm
  • thuốc Rosenax 75
    Công dụng thuốc Rosenax 75

    Thuốc Rosenax 75 chứa hoạt chất Risedronat, 1 loại thuốc thuộc nhóm Bisphosphonat có tác dụng điều trị và dự phòng loãng xương.

    Đọc thêm
  • xạ hình xương
    Xạ hình xương có phải nhịn ăn không?

    Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phát ra tia xạ, được máy quét phát hiện để tạo hình ảnh của xương. Phương pháp này giúp tìm ung thư xương hoặc xác định ung thư từ nơi khác di ...

    Đọc thêm