Máy thở là gì và nó giúp bệnh nhân COVID-19 như thế nào?

Máy thở là thiết bị không thể thiếu trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp mức độ nghiêm trọng, trong đó có bệnh Covid-19. Nó giúp duy trì khả năng hô hấp và hỗ trợ công tác điều trị căn nguyên của bệnh.

1. Máy thở là gì?

Máy thở có hai chức năng quan trọng là: Cung cấp oxy (O2) cho phổi và thải bỏ carbon dioxide (CO2) ra ngoài cơ thể.

David Hill - một bác sĩ chuyên khoa hô hấp đã trình bày trong hội thảo được tổ chức bởi Hiệp hội Hô hấp Hoa Kỳ (American Lung Association): “Máy thở là một thiết bị công nghệ hữu ích, có tác dụng hỗ trợ hô hấp cho những người không còn hoặc có khả năng tự hô hấp kém”.

Phổi nối với huyết quản (động mạch, tĩnh mạch), đây là cách để nó vận chuyển O2 vào máu và CO2 ra ngoài cơ thể. Virus Corona gây ra tổn thương phổi nghiêm trọng ở những bệnh nhân nặng, vì khi đó phổi của họ bị viêm và chứa đầy chất lỏng. Biểu hiện này cũng xảy ra ở những bệnh nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi.

Máy thở về cơ bản là thay thế người bệnh thực hiện các hoạt động hô hấp. Các loại máy thở hiện đại nhất hiện nay đều có cấu tạo bao gồm một máy bơm và một ống dẫn mà các bác sĩ trượt vào khí quản để điều khiển hoạt động hô hấp của người bệnh.

Máy thở không chữa được bệnh COVID-19 mà có vai trò giúp phổi thực hiện các hoạt động hô hấp trong khoảng thời gian cơ thể chống lại virus Corona gây nhiễm trùng.

Sử dụng máy thở
Hình ảnh bác sĩ sử dụng máy thở

2. Máy thở được tạo ra trong hoàn cảnh nào?

Đầu thế kỷ 17, Robert Hooke, nhà khoa học tài năng, người đã đặt ra nền móng trong lĩnh vực “tế bào học” là người đầu tiên thử nghiệm thông khí cơ học (thở máy). Thí nghiệm được tiến hành bằng cách đục một cái lỗ vào phổi của một con chó sống, rồi dùng ống thổi để thổi vào phổi của chú chó. Thử nghiệm đã chứng minh được thở máy có khả năng thay phổi làm việc khi nó bị tổn thương.

Vào những năm 1920, hai học giả của đại học Harvard là Philip Drinker và Louis Agassiz Shaw đã tạo ra một hình thức thông khí mới để điều trị bệnh bại liệt, căn bệnh làm tê liệt cơ phổi. Máy thở này là tiền thân của “phổi sắt”, một máy thở áp lực âm bao phủ toàn bộ cơ thể, chỉ để lộ cái đầu. Khi áp suất bên trong “phổi sắt” giảm xuống, phổi của bệnh nhân sẽ giãn ra và không khí sẽ được hút vào qua đường thở của họ. Sau đó, áp suất bên trong ống sẽ tăng lên, đẩy không khí ra khỏi phổi.

Chuyển sang thập niên 1950, khoảng thời gian mà đại dịch bại liệt ở Copenhagen, Đan Mạch. Trước tình hình nhu cầu thở máy tăng cao, các bác sĩ đã chuyển sang sử dụng máy thở rẻ hơn, chủ động bơm không khí trực tiếp vào và ra khỏi phổi. Máy thở sau đó được sử dụng rộng rãi ở Đan Mạch, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh bại liệt từ hơn 80% xuống còn khoảng 40%. Máy thở cho đến ngày nay vẫn là công cụ không thể thay thế trong việc cứu vãn sinh mạng con người trước hoàn cảnh nguy nan.

Máy thở áp lực âm
Máy thở áp lực âm

3. Máy thở hỗ trợ gì cho bệnh nhân mắc COVID - 19?

Trong khi nguồn cung cấp máy thở khan hiếm thời dịch bệnh thì các chính quyền các nước có số lượng người mắc bệnh Covid-19 chuyển sang việc kiểm tra và tự cách ly y tế tại nhà. Họ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp như nghỉ ngơi, cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể, điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) và gọi điện hỏi bác sĩ khi cần trợ giúp. Điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của máy thở trong thời kỳ dịch bệnh. Việc bổ sung các loại máy thở là vô cùng cần thiết trong trường hợp dịch bệnh Corona lây lan mạnh trong cộng đồng.

Máy thở oxy gia đình là sự lựa chọn bất khả kháng trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, khi bệnh viện không còn đủ sức chứa. Các loại máy thở này có kích thước, hình thức đa dạng và dễ sử dụng, giúp quản lý oxy ở các mức nồng độ khác nhau. Máy thở oxy gia đình hoạt động thông qua mask thở gọng kính hoặc mặt nạ thở.

Thở máy
Sử dụng máy thở để hỗ trợ cho bệnh nhân mắc COVID - 19

Khi các biện pháp bổ sung oxy tại nhà không đạt hiệu quả, bệnh nhân Corona được chuyển đến bệnh viện với thiết bị hỗ trợ tạm thời là mặt nạ không tái tạo (non - rebreather mask). Sự khác biệt của mặt nạ tái tạo so với các loại mặt nạ thông thường là nó được gắn với một túi nhựa chứa đầy oxy nồng độ cao. Nó có van một chiều, ngăn bệnh nhân hít phải không khí mà họ thở ra, khí có hàm lượng CO2 cao.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi và đánh giá xem có cần phải thở máy hay không. Trường hợp không cần phải thở máy, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở tư thế nằm sấp (prone position ventilation).

Trường hợp nhiễm trùng tăng lên, bệnh nhân cần thở máy. Dấu hiệu ở bệnh nhân cần thở máy là khó thở nặng, khó duy trì độ bão hòa oxy, tăng mệt mỏi do thông khí kém. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được gây mê (trừ khi bị mất ý thức do lượng oxy lên não hạn chế). Trong thời gian thở máy, bệnh nhân sẽ được bổ sung thêm thuốc an thần, thư giãn cơ bắp và theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được bóp khí qua túi thông khí mặt nạ trước khi đặt ống nội khí quản. Quy trình đặt ống nội khí quản được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, dưới sự phụ giúp của các điều dưỡng và kỹ thuật viên. Ống nội khí quản là thiết bị quan trọng giúp kết nối máy thở với người bệnh.

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thở máy. Đó là vì khi bệnh nhân quá tỉnh táo hoặc ho thì nguy cơ cao là ống nội khí quản bị bật ra khỏi khí quản. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh việc theo dõi người bệnh thì việc điều chỉnh các chỉ số trên máy thở là một việc cũng quan trọng không kém. Mức độ tinh chỉnh phụ thuộc vào chức năng phổi và lý do bệnh nhân phải đặt nội khí quản. Nguyên nhân dẫn đến thở máy ở bệnh nhân mắc Covid 19 là phổi bị viêm dẫn đến oxy không thể đến được các túi khí nhỏ (phế nang). Các cài đặt khác trên máy thở như lưu lượng, tốc độ, áp suất, v.v cũng được điều chỉnh và đánh giá liên tục để phù hợp nhất với tình trạng hô hấp của bệnh nhân.

Máy thở sẽ được duy trì sử dụng trên người bệnh cho đến khi chức năng phổi được hồi phục, tình trạng viêm nhiễm giảm đi đáng kể. Khi đó người bệnh sẽ được tháo ống nội khí quản. Thủ thuật này cũng được chuẩn bị kỹ để bệnh nhân ở trạng thái tỉnh táo chính xác (không quá tỉnh để có khả năng thực hiện hành động ho, phun nước, cũng không quá buồn ngủ để đảm bảo tự thở được).

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan