Làm gì khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng là ho, khạc đờm, khó thở mạn tính. Bệnh không thể khỏi hoàn toàn nên cần phải dùng thuốc dự phòng hàng ngày.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do khói thuốc lá. Khói thuốc lá với khả năng oxy hóa mạnh và kích thích phản ứng viêm dẫn đến phá hủy cấu trúc phổi dưới tác động của các men phân hủy protein làm suy giảm chức năng hô hấp. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc lá mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hút thuốc lá càng nhiều năm, hút với số lượng càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Những người hút thuốc lào, hút xì gà và hút cần sa cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh
  • Người bị hen suyễn. Sự kết hợp của bệnh hen suyễn, một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính và hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD hơn nữa.
  • Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi và hóa chất. Tiếp xúc lâu dài với khói hóa chất, hơi và bụi ở nơi làm việc có thể gây kích ứng và làm viêm phổi của bạn.
  • Tiếp xúc với khói từ nhiên liệu đốt. những người tiếp xúc với khói từ việc đốt nhiên liệu để nấu ăn và sưởi ấm có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn
  • Tuổi trên 40. COPD phát triển chậm qua nhiều năm, vì vậy hầu hết mọi người đều ít nhất 40 tuổi khi các triệu chứng bắt đầu.
  • Do nguyên nhân di truyền: Thiếu hụt di truyền alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân của một số trường hợp COPD.
Hen suyễn
Người bị hen suyễn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Các triệu chứng COPD thường không xuất hiện cho đến khi tổn thương phổi đáng kể đã xảy ra và chúng thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục hút thuốc. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của COPD bao gồm:

  • Khạc đờm mạn tính thường xuất hiện vào buổi sáng
  • Ho mãn tính có thể tiết ra chất nhầy (đờm) có thể trong, trắng, vàng hoặc hơi xanh
  • Khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất gắng sức
  • Các triệu chứng khác bao gồm: Khò khè, tức ngực, môi chi tím tái do thiếu oxy, mệt mỏi, gầy sút cân,..

Những người bị COPD cũng có khả năng trải qua các đợt cấp, trong đó các triệu chứng của họ trở nên nặng hơn so với biến đổi hàng ngày đòi hỏi phải tăng liều hoặc thay thuốc mới đáp ứng được tình trạng bệnh.

Khó thở
Khó thở tức ngực là triệu chứng của COPD

3. Biến chứng của COPD

COPD có thể gây ra nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp. Những người bị COPD có nhiều khả năng bị cảm lạnh, cúm và viêm phổi. Bất kỳ nhiễm trùng đường hô hấp nào cũng có thể làm cho khó thở nhiều hơn, ho, khạc đờm tăng lên. Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng thường xuyên chống viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng.
  • COPD có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Những người bị COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ này.
  • COPD có thể dẫn đến tăng huyết áp.
COPD
Giai đoạn COPD

4. Làm gì khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính biết mình có bệnh?

4.1 Bỏ thuốc lá

Nguyên nhân gây bệnh là thuốc lá nên bỏ thuốc lá và không sống trong môi trường có khói thuốc lá là việc làm đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo hiệu quả điều trị hàng đầu trong điều trị. Việc bỏ thuốc lá, trong nhiều trường hợp, là khó khó khăn đối với người bệnh cần có sự hợp tác tích cực giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng để tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh bỏ thuốc lá.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ theo các điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng thuyên giảm. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tiêm vacxin cúm hàng năm nếu có điều kiện.

4.2 Có lối sống sinh hoạt khoa học

  • Tạo nơi sinh hoạt của người bệnh thoáng đãng sạch sẽ, không bụi khói.
  • Vận động, thể dục tùy theo tình trạng sức khỏe đều đặn, kết hợp với tập thở bằng bóng hiệu quả
  • Chế độ ăn: Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin, uống nhiều nước.
SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp bạn phát hiện bệnh lý sớm

4.3 Khám sức khỏe định kỳ

Đi kiểm tra bệnh ít nhất 2 lần/ năm. Khi các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn thường ngày như khạc đờm nhiều lên, đờm chuyển màu vàng hay đục, khó thở tăng lên mặc dù đã phải tăng sử dụng thuốc hàng ngày mà không giảm cần đến khám lại và nhập viện khi cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan