Giảm lượng muối bằng chế độ ăn phù hợp

Việc sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bởi duy trì chế độ ăn nhạt sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, thận tiết niệu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe mọi người cần giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày và sử dụng đúng liều lượng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

1. Lợi ích của chế độ ăn nhạt

Ăn mặn không tốt đối với sức khỏe vì có thể làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Từ đó, dẫn đến các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, suy tim, thậm chí có thể gây tử vong hoặc bại liệt. Một chế độ ăn nhạt sẽ mang lại các lợi ích như:

Rõ ràng việc ăn nhiều muối là không tốt, tuy nhiên nếu ăn quá nhạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vì có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon,... Do đó, cần đảm bảo lượng muối phù hợp trong mỗi bữa ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.

đột quỵ
Thường xuyên ăn mặn có thể gây đôt quỵ

2. Chế độ ăn nhạt như thế nào là phù hợp?

Chế độ ăn nhạt phù hợp là cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày (khoảng 1 muỗng cà phê), tương đương với 2,3g natri/ngày. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: 0,3 - 1,5g muối/ngày.
  • Người cao tuổi (trên 50 tuổi): <3,2g muối/ngày.
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận, đái tháo đường, cao huyết áp: <3,2g muối/ngày.
Muối
Giảm muối trong chế độ ăn để có sức khỏe tốt hơn

3. Thực phẩm có lượng muối ít

Để đảm bảo chế độ ăn nhạt vừa đủ, tốt cho sức khỏe, chúng ta cần ưu tiên những thực phẩm có lượng muối ít. Thông thường, cơ thể được bổ sung muối, natri thông qua 2 nguồn chính là muối ăn, các loại gia vị mặn dùng để chế biến, chấm và loại thực phẩm.

Các loại thực phẩm có lượng muối ít chủ yếu là rau xanh và trái cây. Ngoài ra, các loại thịt nạc cũng có lượng muối, natri ít hơn.

Các loại thực phẩm nhiều muối, natri phần lớn là hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, đồ chế biến sẵn, đóng gói. Ngoài ra, muối chủ yếu được thêm vào thông qua các loại gia vị như nước mắm, bột nêm, nước tương.

Trái cây và rau quả
Trái cây là thực phẩm ít muối

4. Làm thế nào để giảm muối trong chế độ ăn?

Để tránh ăn quá mặn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ muối, natri cần thiết, dưới đây là một số cách giúp giảm muối trong chế độ ăn:

  • Hạn chế sử dụng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến thức ăn, khoảng 1⁄5 thìa cà phê muối/bữa ăn.
  • Hạn chế hoặc không chấm các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
  • Đọc kỹ thành phần của loại thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm có lượng muối ít.
  • Đối với trẻ nhỏ, không nên thêm muối khi chế biến đồ ăn dặm. Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối khi nấu.

Giảm muối trong chế độ ăn một cách hợp lý sẽ giúp cơ thể duy trì hoạt động và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec không chỉ là địa chỉ nổi tiếng bởi chất lượng dịch vụ chuyên môn khám chữa bệnh mà còn nổi tiếng bởi đã phẫu thuật điều trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ tại Vinmec luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho thể trạng của từng người bệnh.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan