Điều trị bệnh viêm mô tế bào theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bệnh viêm mô tế bào là bệnh lý nhiễm trùng ở da. Nếu không được điều trị bệnh có thể lây lan nhanh chóng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều quan trọng nhất là cần được chẩn đoán sớm.

1. Bệnh viêm mô tế bào là gì?

  • Viêm mô tế bào là bệnh lý khá phổ biến có khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng biểu hiện bằng tình trạng sưng da, đỏ da, cảm giác nóng kèm theo nổi bọng nước phỏng rộp. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng đến các vùng lân cận của cơ thể.
  • Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể, tuy nhiên đa phần bị ở vùng cẳng chân.
  • Viêm mô tế bào có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu. Bệnh viêm mô tế bào nếu điều trị muộn có thể lan nhanh và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
  • Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn thông thường là Streptococcus và Staphylococcus thâm nhập qua các vùng da bị tổn thương,... Ngoài ra gây bệnh như S.pneumoniae, H. influenzae, P. aeruginosa,...

2. Triệu chứng bệnh viêm mô tế bào

Triệu chứng tại chỗ:

  • Xuất hiện đột ngột xuất hiện một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau, giới hạn không rõ, dễ lan tỏa, có thể có bọng nước, xuất huyết.
  • Trường hợp nặng có thể có hoại tử, áp xe dưới da, viêm cơ, cân cơ, nhiễm khuẩn huyết và những nhiễm khuẩn nặng khác có thể xảy ra, đặc biệt ở những người suy giảm hệ miễn dịch, đái tháo đường, trẻ em, người già,..
  • Vị trí thường gặp nhất là cẳng chân. Vi khuẩn thâm nhập qua các vết thương nông, vết loét, viêm kẽ gây viêm mô tế bào.
  • Các vị trí khác có thể gặp như: viêm mô tế bào quanh mắt có thể bị liệt nhãn cầu, mất thị lực, tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe quanh ổ mắt, áp xe não, viêm não - viêm màng não.
  • Trường hợp hay tái phát gây ra tình trạng tổn thương bạch mạch huyết lâu dài gây ra hiện tượng phù bạch mạch và suy tĩnh mạch chi dưới.
  • Triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.
Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em
Viêm mô tế bào trường hợp nặng triệu chứng có thể là nhiễm khuẩn huyết

3. Chẩn đoán viêm mô tế bào

  • Chẩn đoán cấy máu hoặc lấy các bệnh phẩm từ vết loét, nứt nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gì để từ đó chỉ định kháng sinh cho phù hợp
  • Định lượng kháng thể kháng liên cầu trong máu có thể có ý nghĩa trong chẩn đoán hồi cứu.
  • Ngoài ra có thể thấy bạch cầu tăng trong máu, máu lắng tăng, procalcitonin tăng trong máu.

4. Điều trị bệnh viêm mô tế bào theo hướng dẫn Bộ Y tế

Điều trị nội khoa:

  • Điều trị bằng kháng sinh tích cực theo đúng chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng kháng sinh đường uống đối với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp nặng như nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm cân cơ cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Có thể chọn một trong số các phác đồ kháng sinh như Penicilin G, Amoxicilin-clavulanat, Ceftriaxon, Rõithromycin,..
  • Trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch cần sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định.

Điều trị ngoại khoa:

Trong các trường hợp viêm mô tế bào nặng, thuốc kháng sinh không có hiệu quả bác sĩ có thể phối hợp phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử.

5. Phòng bệnh

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Tăng cường sinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng
  • Vết thương cần được chăm sóc, thay băng hàng ngày, dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Rửa tay trước khi ăn, khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng
Cách phòng bệnh viêm mô tế bào là giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan