Chẩn đoán và điều trị đái máu

Nước tiểu là chất lỏng do thận tiết ra, được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua đường niệu đạo. Tùy vào chế độ ăn uống mà màu sắc và liều lượng nước tiểu sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, đái máu không đơn giản là do chế độ ăn, đây là tình trạng người bệnh đi tiểu ra với một lượng hồng cầu bất thường trong nước tiểu. Vậy điều trị đái máu như thế nào?

1. Đái máu là tình trạng như thế nào?

Đái máu là tình trạng nước tiểu có lẫn máu. Có 2 loại đái máu là đái máu đại thể và đái máu vi thể. Đái máu đại thể được định nghĩa là khi nước tiểu có màu đỏ sẫm màu, có thể nhận biết được bằng mắt thường. Đái máu vi thể được định nghĩa là đái máu nhưng mắt thường không thể nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm tế bào học nước tiểu, kết quả có số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml nước tiểu.

2. Chẩn đoán đái máu

Chẩn đoán đái máu khi bệnh nhân có hồng cầu trong nước tiểu ở những mức độ khác nhau (chẩn đoán tiểu máu vi thể hoặc đại thể). Có thể chẩn đoán thông qua việc phát hiện nước tiểu có máu đỏ sẫm bằng mắt thường hoặc bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm tế bào niệu.

Một số triệu chứng kèm theo đái máu như sau:

  • Tiểu buốt tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, bí tiểu,
  • Có thể sốt có hoặc không, rét run.
  • Có thể kèm theo cơn đau quặn thận, đau hố thắt lưng một hoặc cả hai bên.
  • Đau tức, nóng rát vùng bàng quang.
Sỏi thận
Người bệnh đái máu có thể xuất hiện cơn đau quặn thận

2.1. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán đái máu

  • Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu niệu ở các mức độ.
  • Xét nghiệm tế bào niệu: để tìm tế bào ác tính.
  • Thực hiện cấy vi khuẩn.
  • Siêu âm thận – tiết niệu
  • Chụp bụng không chuẩn bị
  • Thực hiện protein niệu 24 giờ.
  • Soi bàng quang, có thể tiến hành khi bệnh nhân đang trong giai đoạn đái máu.
  • Định lượng các Ig.
  • Chụp bể thận ngược dòng.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Sinh thiết thận.
Nội soi bàng quang
Phương pháp nội soi bàng quang giúp tìm nguyên nhân đái máu ở người bệnh

3. Nguyên nhân gây đái máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đái máu, cụ thể như sau:

4. Điều trị đái máu như thế nào?

4.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Sử dụng thuốc cầm máu: các Transamin đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch.
  • Chỉ định truyền máu nếu có mất nhiều máu.
  • Điều trị kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: nhóm Sulfamid, nhóm Quinolon hoặc có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn máu, cấy nước tiểu.
  • Dựa trên nguyên nhân gây bệnh để phối hợp thêm thuốc khác.
uống thuốc
Người bệnh được điều trị đái máu bằng thuốc uống

4.2. Điều trị ngoại khoa phẫu thuật

Một số trường hợp có tình trạng tắc nghẽn nhiều ở đường tiết niệu do máu cục tạo thành, cần can thiệp ngoại khoa tạm thời như dẫn lưu, lấy máu cục tại bang quang trước khi giải quyết nguyên nhân gây bệnh.

4.3. Điều trị nguyên nhân

Chỉ định can thiệp ngoại khoa tùy theo nguyên nhân đái máu và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Bệnh đái máu là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế việc thăm khám sức khỏe, sàng lọc bệnh tiết niệu là phương pháp phòng ngừa bệnh bảo vệ sức khỏe tốt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan