Các loại rối loạn nội tiết thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hệ thống nội tiết ảnh hưởng đến sự hoạt động của tim, xương, các mô phát triển và thậm chí cả khả năng sinh con. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với trường hợp có phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn liên quan đến các hormon khác.

1. Các tuyến của hệ thống nội tiết

Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết sẽ tiết ra các hormone cụ thể và đi vào máu. Những hormone này đi qua máu đến các tế bào và giúp kiểm soát hoặc phối hợp nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể.

Các tuyến nội tiết bao gồm

  • Tuyến thượng thận: Hai tuyến nằm trên đỉnh thận giải phóng hormone cortisol.
  • Vùng dưới đồi: Một phần của não giữa phía dưới phát tín hiệu cho tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
  • Buồng trứng: Cơ quan sinh sản nữ giải phóng trứng và sản xuất hormone giới tình
  • Các tế bào trong tuyến tụy: Các tế bào này kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và glucagon.
  • Tuyến cận giáp: Gồm có bốn tuyến nhỏ ở cổ có vai trò trong sự phát triển của xương.
  • Tuyến tùng: Một tuyến được tìm thấy gần trung tâm não có thể được liên kết với các kiểu ngủ.
  • Tuyến yên: Tuyến được tìm thấy ở đáy não phía sau xoang. Nó thường được gọi là tuyến chủ vì nó ảnh hưởng nhiều đến các tuyến khác đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề liên quan đến tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và sản xuất sữa cho quá trình nuôi con bú.
  • Tuyến tinh hoàn: Các tuyến sinh sản nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
  • Tuyến ức: Tuyến ở ngực trên giúp phát triển hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tuyến giáp: Tuyến có hình bướm ở phía trước cổ, có tác dụng kiểm soát quá trình trao đổi chất.
Các tuyến nằm trong hệ nội tiết
Các tuyến của hệ thống nội tiết con người

Ngay cả sự nấc cụt rất nhỏ với các chức năng của một hoặc nhiều tuyến của hệ thống nội tiết cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn đến các rối loạn nội tiết hoặc các bệnh liên quan đến nội tiết.

2. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết

Các loại rối loạn nội tiết thường được nhóm thành hai loại:

  • Bệnh nội tiết gây ra khi một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone nội tiết được gọi là mất cân bằng hormone.
  • Bệnh nội tiết do sự phát triển của các tổn thương (như cục, u nhỏ hoặc các khối u) trong hệ thống nội tiết. Nó có thể có hoặc không ảnh hưởng đến mức độ hormone.

Hệ thống phản hồi của nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng của các hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít một loại hormone nhất định, hệ thống phản hồi sẽ báo hiệu cho tuyến thích hợp để khắc phục vấn đề. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra nếu hệ thống phản hồi này gặp khó khăn trong việc giữ đúng mức độ hormone trong máu. Hoặc nếu cơ thể không loại bỏ được chúng ra khỏi máu một cách hợp lý.

Tăng hoặc giảm mức độ hormone nội tiết có thể được gây ra bởi các yếu tố như:

  • Một số vấn đề liên quan đến hệ thống phản hồi nội tiết
  • Dịch bệnh
  • Thất bại của một tuyến để kích thích một tuyến khác giải phóng hormone (ví dụ: một vấn đề với vùng dưới đồi có thể làm gián đoạn sản xuất hormone trong tuyến yên).
  • Rối loạn di truyền, chẳng hạn như đa nhân nội tiết (MEN) hoặc suy giáp bẩm sinh
  • Sự nhiễm trùng
  • Tổn thương tuyến nội tiết
  • Khối u của tuyến nội tiết

Hầu hết các khối u nội tiết là không ung thư. Chúng thường không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, một khối u hoặc một nốt sần trên tuyến nội tiết cũng có thể cản trở sản xuất hormone của các tuyến.

Mất cân bằng hormone
Mất cân bằng nội tiết có thể gây ra một số bệnh

3. Phân loại rối loạn nội tiết

Có nhiều loại rối loạn nội tiết khác nhau. Bệnh tiểu đường là rối loạn nội tiết phổ biến nhất được chẩn đoán ở Hoa kỳ. Các loại rối loạn nội tiết bao gồm:

  • Suy thượng thận: Tuyến thượng thận tiết ra quá ít hormone cortisol và đôi khi cả aldosterone. Các triệu chứng của rối loạn này bao gồm mệt mỏi, đau dạ dày, mất nước và thay đổi màu sắc da. Bệnh Addison là một loại bệnh suy thượng thận.
  • Bệnh Cushing: Việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến yên dẫn đến tuyến thượng thận hoạt động quá mức. Bệnh này còn được gọi là bệnh Cushing có thể xảy ra ở những người nhỏ tuổi đặc biệt là trẻ em hay ở những người thường dùng thuốc corticosteroid liều cao.
  • Bệnh to cực chi (bệnh khổng lồ) và các vấn đề của hormone tăng trưởng khác. Nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng, xương và các bộ phận cơ thể của trẻ có thể phát triển nhanh bất thường. Ngược lại, nếu nồng độ hormone tăng trưởng quá thấp, đứa trẻ có thể ngừng tăng trưởng chiều cao.
  • Bệnh cường giáp: Tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến tình trạng giảm cân, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi và hồi hộp. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra rối loạn tự miễn dịch gọi là bệnh Grave.
  • Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp dẫn đến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, táo bón, khô da, và trầm cảm. Tuyến giáp hoạt động có thể gây ra sự phát triển chậm ở trẻ em. Một số loại suy giáp có thể gặp khi sinh.
Cường giáp chuyển sang suy giáp
Bệnh suy giáp do hormone tuyến giáp không sản xuất đủ
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên tiết ra ít hoặc không có hormone. Nó có thể được gây ra bởi một số bệnh khác nhau.
  • Ung thư nội tiết kép I và II (MEN I và II). Những điều kiện di truyền hiếm gặp này sẽ được truyền thông qua quan hệ huyết thống. Chúng gây ra các khối u của tuyến cận giáp, tuyến thượng thận và tuyến giáp dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Sự sản xuất quá mức của nội tiết tố androgen sẽ cản trở sự phát triển của trứng và sự phóng thích của chúng ra khỏi buồng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng vô sinh.
  • Dậy thì sớm. Tình trạng tuổi dậy thì sớm hơn thường xảy ra khi các tuyến truyền tín hiệu cho cơ thể giải phóng hormone giới tính quá sớm trong quá trình phát triển của cơ thể.
Dậy thì sớm
Hormone giới tính gây ra tình trạng dầy thì sớm

4. Xét nghiệm rối loạn nội tiết

Nếu bị rối loạn nội tiết có thể cần sự tư vấn của bác sĩ nội tiết để tìm hiểu rõ nguyên gây bệnh và có những chẩn đoán xác định của bệnh.

Các triệu chứng của rối loạn nội tiết rất khác nhau và phụ thuộc vào tuyến cụ thể liên quan. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh nội tiết đều than phiền về sự mệt mỏi và suy nhược.

Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone có thể giúp bác sĩ xác định xem có bị rối loạn nội tiết hay không. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để thực hiện xác định vị trí hoặc các vết sần hoặc khối u.

Điều trị rối loạn nội tiết có thể phức tạp vì một sự thay đổi trong một mức độ hormone có thể loại bỏ một mức độ khác. Bác sĩ hoặc chuyên gia có thể yêu cầu xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra các vấn đề liên quan đến bệnh hoặc để xác định xem sử dụng thuốc và sự điều chỉnh trong kế hoạch điều trị.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan