Bị vảy nến đỏ da toàn thân có đáng lo?

Vảy nến đỏ da toàn thân là một thể nặng của bệnh vảy nến do việc điều trị không phù hợp, tuy nhiên thể này ít gặp. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh vảy nến khoảng 5-7% trên tổng số bệnh nhân da liễu đến thăm khám tại các phòng khám da liễu.

1. Vảy nến đỏ da toàn thân

Vảy nến đỏ da toàn thân còn được gọi là viêm da tróc vảy toàn thân, là một thể nặng của bệnh vảy nến. Thể thường ít gặp và chỉ chiếm 1%. Vảy nến da đỏ toàn thân có những đặc điểm sau:

  • Da toàn thân có màu đỏ tươi
  • Phù nề
  • Bóng
  • Nhiễm cộm, căng
  • Có dịch mủ
  • Nứt nẻ, đau rát.

Nguyên nhân vảy nến đỏ da toàn thân thường do điều trị không phù hợp như sử dụng corticoid tiêm bắp, uống hoặc bôi thuốc chữa vảy nến. Sử dụng thuốc nam điều trị vảy nến da không đúng cách dễ dẫn tới bùng phát bệnh dữ dội, gây ra vảy nến mủ hoặc đỏ da toàn thân. Ngoài ra, có thể tiến triển thành vảy nến thể giọt.

Vảy nến
Nguyên nhân vảy nến đỏ da toàn thân thường do điều trị không phù hợp như sử dụng corticoid

2. Triệu chứng

2.1 Biểu hiện trên da

Bệnh nhân thường có những biểu hiện trên da điển hình như:

  • Da đỏ >90% diện tích cơ thể
  • Vảy nến da: thường khởi đầu ở những vùng kẽ. Vảy đỏ như cám hoặc tróc thành những mảng lớn
  • Phù nề: phù ở mặt làm biến dạng như da dày, lộn mi và kèm theo cuộn như mặt sư tử. Phù có thể xảy ra ở chi dưới hoặc toàn thân.
  • Mụn nước xuất hiện trên nền hồng ban, không tiết dịch hoặc có tiết dịch
  • Rối loạn sắc tố: có thể giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố ở da.
  • Tăng sừng ở lòng bàn tay, bàn chân, bong tróc thành mảng. Các ngón tay nứt, khô, đau đớn và gây ra hạn chế cử động
  • Tổn thương niêm mạc: viêm lưỡi, viêm miệng, viêm kết mạc
  • Rụng tóc, lông mày, lông mi, có thể dày móng.

2.2 Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân sốt cao, rét run, có rối loạn tiêu hóa. Sau đó dần dần suy kiệt có thể tử vong do một một nhiễm khuẩn nào đó.

3. Tiến triển bệnh và biến chứng

Vảy nến đỏ da toàn thân tiến triển kéo dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới các biến chứng bao gồm:

4. Điều trị và dự phòng

Kem bôi, thuốc bôi
Người bệnh không nên tự ý bôi thuốc tại chỗ cũng như uống thuốc toàn thân

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị tại chỗ đối với đỏ da vảy nến khô, sử dụng bôi thuốc chữa vảy nến làm mềm da như urea 10%, hồ nước, dầu kẽm, mỡ salicyle 5-10%. Đối với vảy nến đỏ da ướt, mụn nước, tiết dịch, phù nề cần được chăm sóc như bệnh nhân bỏng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phòng bội nhiễm, cân nhắc việc được và mất khi sử dụng corticoid trong trường hợp nặng.

Đối với bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân
  • Nhập viện và điều trị một cách toàn diện
  • Chế độ ăn nhiều chất đạm và sinh tố

Tóm lại, vảy nến đỏ da toàn thân là một thể nặng và ít gặp, do biến chứng của việc điều trị không phù hợp. Bệnh nhân có biểu hiện đỏ da toàn thân, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, suy kiệt và có thể tử vong do nhiễm trùng thứ phát. Do đó, khi có biểu hiện bệnh, người bệnh không được tự ý mua thuốc bôi. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan