Ai dễ mắc bệnh vảy nến?

Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến da và trong một số trường hợp ảnh hưởng đến cả khớp. Khoảng 1⁄3 người mắc bệnh này có tiền sử gia đình mắc bệnh.

1. Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình dạng về da phổ biến làm tăng tốc độ vòng đời của các tế bào da. Quá trình này sẽ khiến cho các tế bào tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da hình thành nên vảy và các mảng đỏ gây ngứa và đau.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Tế bào lympho T
Tế bào lympho T có thể chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể bạn

Bệnh vảy nến được biết đến là bệnh có liên quan đến vấn đề hệ thống miễn dịch với các tế bào lympho T. Các tế bào này có tác dụng chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn. Khi bị bệnh vảy nến các tế bào này tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh gây kích hoạt tăng sản xuất các tế bào da khỏe mạnh và các tế bào này đi vào da gây đỏ, thậm chí có thể có mủ trong các tổn thương.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể là do yếu tố di truyền và môi trường tạo cho hệ thống miễn dịch hoạt động lỗi với việc gửi nhầm tín hiệu để sản xuất quá mức các tế bào da mới. Tế bào da này tích tụ trên da gây ngứa và đau.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh vảy nến ở từng người là khác nhau. Nhưng thường có một số dấu hiệu phổ biến như: Những mảng da đỏ phủ vảy dày, các đốm nhỏ, da khô, nứt nẻ, ngứa, rát, các khớp bị sưng, cứng, ...

Một số loại bệnh vảy nến thường gặp bao gồm:

3.1 Bệnh vảy nến mảng bám

Bệnh vảy nến mảng bám thường gây ra các tổn thương làm do da khô, nổi đỏ (mảng) được bao phủ bởi vảy bạc. Các mảng bám có thể bị ngứa hoặc đau tuỳ theo mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục, mô mềm bên trong miệng.

3.2 Bệnh vảy nến móng tay

Bệnh ảnh hưởng đến móng tay và móng chân. Móng tay bị vảy nến có thể bị bong móng hoặc trét móng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn thì có thể là vỡ móng.

bệnh vảy nến thể giọt
Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể giọt

3.3 Bệnh vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và thiếu niên. Bệnh được kích hoạt bởi một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn.

3.4 Bệnh vảy nến nghịch đảo

Bệnh ảnh hưởng đến da ở nách, háng, dưới vú và xung quanh bộ phận sinh dục. Vảy nến nghịch đảo gây ra các mảng da đỏ, viêm và bệnh sẽ được kích hoạt khi nhiễm nấm.

3.5 Bệnh vảy nến mủ

Đây là loại bệnh không phổ biến. Tuy nhiên, nó phát triển rất nhanh với các mụn nước có mủ. Bệnh này gây sốt, ngứa dữ dội và tiêu chảy.

4. Ai dễ mắc bệnh vảy nến?

HIV giai đoạn cuối
Người nhiễm HIV dễ mắc bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ phát triển cùng với một trong số những yếu tố như:

4.1 Người có tiền sử gia đình mắc bệnh

Đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất. Nếu có cha mẹ bị vảy nến thì nguy cơ con của những cha mẹ này mắc bệnh là sẽ tăng.

Hoặc người thân trong gia đình như anh/em trai, chị/em gái bị bệnh thì những thành viên còn lại trong gia đình cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

4.2 Những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn

Những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như: Những người nhiễm HIV có khả năng phát triển hơn so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ em và thanh niên bị nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là viêm họng liên cầu khuẩn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

4.3 Những người bị stress

Khi căng thẳng có thể sẽ là yếu tố tác động đến hệ thống miễn dịch, và mức độ căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

4.4 Những người bị béo phì

Cân nặng quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Bởi vì các tổn thương liên quan đến bệnh vảy nến thường phát triển ở nếp nhăn da và nếp gấp.

Béo phì
Những người bị béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến

4.5 Những người mắc bệnh tiểu đường type 2

Nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở những đối tượng này là khác cao. Cả hai bệnh vảy nến và bệnh đái tháo đường type 2 có tác động qua lại với nhau. Bệnh vảy nến cũng sẽ nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân tiểu đường và ngược lại.

4.6 Những người mắc bệnh tim mạch

Bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ mắc cao ở những người bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến cũng có thể là nguy cơ tăng nhịp tim gây đột quỵ, cholesterol cao và xơ vữa động mạch.

4.7 Những người mắc các bệnh tự miễn

Những người mắc các bệnh tự miễn như bệnh celiac, xơ cứng, bệnh Crohn... cũng có liên quan đến bệnh vảy nến.

4.8 Những người hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến mà nó còn là yếu tố có thể làm mức độ của bệnh trở nên nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, có tới 30% người mắc bệnh vảy nến sẽ bị viêm khớp vảy nến - là bệnh viêm khớp tương tự viêm khớp dạng thấp. Những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khoẻ như bệnh tim mạch. Bởi vì, cả bệnh vảy nến và bệnh tim mạch đều liên quan đến viêm. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn được mối quan hệ chính xác của hai bệnh này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan