Sốt xuất huyết gây hạ tiểu cầu vào giai đoạn nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khoảng tháng 6 hàng năm, khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa cũng là thời gian thuận lợi để muỗi vằn phát triển gây dịch sốt xuất huyết. Ngoài triệu chứng sốt cao, phát ban chấm đỏ trên da thì sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là một triệu chứng ít người để tâm nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

1. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thông thường sẽ diễn biến qua ba giai đoạn:

  • Trong 2 - 3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao. đau đầu, đau mỏi người, giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm.
  • Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: bệnh nhân lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Như vậy, bệnh sốt xuất huyết thường gây hạ tiểu cầu trong giai đoạn ngày 4 - 7 của bệnh.
  • Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày. Trong giai đoạn này số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường xuất hiện ở giai đoạn giữa, thường từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh

2. Sốt xuất huyết nặng gây giảm tiểu cầu trầm trọng

Virus dengue gây sốt xuất huyết có bốn type: DEN 1, DEN 2, DEN 3, DEN 4. Nếu một người bị nhiễm lần đầu với một type virus nào đó, thường diễn biến khá nhẹ. Nếu nhiễm lần sau với bất kỳ type virus nào khác còn lại, cơ thể sẽ phản ứng mạnh và có thể dẫn đến biến chứng.

Thông thường, 80-90% bệnh nhân sốt xuất huyết có diễn biến tự nhiên, không có biến chứng. 10-20% có thể xuất hiện biến chứng nặng như tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch, cô đặc máu, thậm chí dẫn đến sốc. Biến chứng thường gặp nhất là hạ tiểu cầu máu, làm khó cầm máu. Nếu hạ tiểu cầu quá nhiều sẽ dẫn đến chảy máu tự nhiên dưới da, chảy máu cam, chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng nguy hiểm (dạ dày, não...).

Có thể thấy, trong giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết có thể xảy ra biến chứng hạ tiểu cầu. Một số phụ nữ trong kỳ "đèn đỏ" có thể mất máu nhiều hơn bình thường, nên được theo dõi sát sao số lượng tiểu cầu trong máu và mức độ mất máu, nếu cần có thể được chỉ định truyền tiểu cầu và máu kịp thời. Một số trường hợp thai phụ sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng có thể gây xuất huyết trong bánh rau, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có đi ngoài phân đen cần được khám và xét nghiệm ngay, xem có bị chảy máu đường tiêu hóa hay không. Nếu xảy ra biến chứng này, bệnh có thể diễn tiến rất phức tạp và nguy hiểm.

3. Làm thế nào để tăng lượng tiểu cầu tự nhiên khi bị sốt xuất huyết?

Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu là 150.000 - 400.000/microlit máu. Triệu chứng cho biết số lượng tiểu cầu trong máu thấp là: bầm tím, chảy máu mũi hoặc nướu răng, chảy máu liên tục từ vết cắt, có máu trong phân và phát ban da. Có nhiều cách để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên không dùng thuốc. Một số loại thực phẩm dưới đây giúp tăng số lượng tiểu cầu tốt nhất.

3.1 Thực phẩm giàu Vitamin C

Việc tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao có thể giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Vitamin C có tính chất chống oxy hóa, chúng ta cần đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể từ 400 - 2000mg mỗi ngày bằng các thực phẩm như: cam, rau bina, súp lơ xanh...

http://dep.com.vn/Uploaded/phuongnth/2012_10_04/vitamin-C.jpg
Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể

3.2. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3

Những thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: Hạt lanh, óc chó, cá, rau bina... giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời làm mức tiểu cầu trong máu. Do đó, người đang và vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết nên tiêu thụ nhiều hơn những thực phẩm này giúp khắc phục mức tiểu cầu thấp.

3.3. Thực phẩm giàu chất chống viêm và chất chống oxy hoá

Chế độ ăn uống giàu những chất: rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hữu cơ... sẽ hỗ trợ sản xuất máu, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại và do đó giúp xử lý số lượng tiểu huyết cầu thấp.

3.4. Thực phẩm giàu folate

Sự thiếu hụt folate có thể làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Folate cần thiết cho sự phân chia tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu folate là: măng tây, ngũ cốc, cam và rau bina. Đây là những thực phẩm tốt nhất để tăng số lượng tiểu cầu.

3.5. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất cần thiết để giữ cho tiểu cầu khỏe mạnh và hình thành protein trong cơ thể, protein lành mạnh giúp phân chia tế bào và tăng trưởng tế bào. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang...

Vitamin A
Vitamin A cần thiết để giữ cho tiểu cầu khỏe mạnh

3.6. Vitamin B12

Sự thiếu hụt Vitamin B12 góp phần làm giảm lượng tiểu cầu trong máu. Do đó, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn uống để tăng số lượng tiểu cầu trong máu tự nhiên Một số loại thực phẩm giàu B12 là: cá hồi, thịt bò, thịt gà, cá ngừ, gà tây...

3.7. Thực phẩm giàu axit amin

Thực phẩm giàu axit amin giúp tăng tiểu cầu, có lợi quá trình tạo huyết khối, đây là quá trình cơ thể tạo ra các tế bào máu mới ở bên trong.

3.8. Quả chà là

Quả chà là giúp cải thiện tình trạng giảm lượng tiểu cầu trong máu do chứa nhiều sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp tăng số lượng tiểu cầu tự nhiên.

3.9. Quả mơ

Ăn quả mơ là một cách tự nhiên để làm tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể do quả mơ rất giàu chất sắt. Nên ăn một bát quả mơ ít nhất 2 lần/ngày.

3.10. Hàu

Hàu chứa kẽm giúp tăng số lượng tế bào máu và tiểu cầu trong cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch.

3.11. Ngũ cốc toàn phần

Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp gia tăng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên.

3.12. Thực phẩm giàu Vitamin K

Vitamin K rất cần thiết, giúp các tế bào tăng trưởng ở mức tối đa trong cơ thể. Tiểu cầu chỉ tồn tại trong 10 ngày và sau đó các tế bào tiểu cầu mới cần được sản sinh để thay thế lượng tế bào đã mất. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin K là: gan, cải xoăn, trứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

174.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan