Tinh trùng khỏe mạnh có màu và mùi gì?

Thông thường thì tinh dịch có mùi rất nhạt do sự kết hợp của các chất như axit citric và canxi. Tinh dịch có mùi bất thường như quá nặng, hay mùi tanh có thể là dấu hiệu sức khỏe nam giới có vấn đề.

1. Tinh dịch khỏe mạnh có mùi như thế nào?

Tinh dịch bình thường có tính kiềm nhẹ, độ pH dao động từ 7,2 đến 7,8. Đây là độ pH tương tự như máu và thấp hơn một chút so với nước biển và baking soda. Một số người cảm thấy mùi nặng hơn tương tự như thuốc tẩy hoặc amoniac, đó là bình thường.

Các hóa chất khác có trong tinh dịch cũng có thể ảnh hưởng đến mùi. Ví dụ, một số người có thể nhận thấy mùi đường vì tinh dịch có chứa fructose, một loại đường có trong trái cây. Tinh dịch cũng chứa magiecanxi, có thể tạo ra mùi hơi kim loại hoặc mặn. Tinh dịch chủ yếu được tạo thành từ nước, vì vậy mùi thường nhạt.

2. Mùi bất thường của tinh dịch và ý nghĩa

Mùi của tinh dịch có thể thay đổi. Tinh dịch thường có mùi nhạt, nhưng cũng tùy vào thức ăn mà nam giới ăn.

Mùi tinh dịch có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng lây qua đường tình dục, bao gồm:

  • Tinh dịch rất nặng mùi: Vi khuẩn và các vi sinh vật có thể thay đổi mùi của tinh dịch. Nếu tinh dịch có mùi hôi, hoặc càng lúc càng tệ hơn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục.
  • Mùi ngọt: Tinh dịch bình thường có thể có mùi hơi ngọt vì có chứa fructose. Nhưng tinh dịch có mùi đặc biệt ngọt ngào có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.
  • Mùi tanh cá: Mùi tanh là mùi không bình thường. Tinh dịch có mùi tanh có thể là dấu hiệu bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tinh trùng
Mùi của tinh dịch có thể báo hiệu sự bất thường của các bệnh lý

3. Có thể thay đổi mùi của tinh dịch không?

Thay đổi trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến mùi tinh dịch. Để cái thiện mùi tinh dịch nam giới nên tránh các thực phẩm có mùi nặng, chẳng hạn như cá. Họ cũng nên tránh các thực phẩm làm thay đổi mùi hoặc màu của các chất dịch cơ thể khác, chẳng hạn như măng tây.

4. Dấu hiệu cảnh báo

Tinh dịch của mọi người có mùi khác nhau. Một số người thậm chí có thể nhận thấy mùi thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đúng cách, nghỉ ngơi và các yếu tố lối sống khác.

Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ khi:

  • Tinh dịch đột nhiên có mùi lạ
  • Tinh dịch có mùi rất ngọt
  • Có máu trong tinh dịch
  • Đau khi xuất tinh
  • Đi tiểu nhiều lần hơn, tiểu dắt hoặc đi tiểu đêm nhiều lần
  • Ngứa vùng sinh dục
  • Dương vật tiết dịch bất thường
  • Nổi u sùi vùng kín

Bên cạnh mùi, màu của tinh dịch cũng là một yếu tố đánh giá chất lượng tinh binh của nam giới.

5. Tại sao tinh dịch lại thay đổi màu

Tinh dịch thường có màu trắng xám với kết cấu giống như thạch. Điều này có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào gen, chế độ ăn uống và sức khỏe tổng thể của bạn.

Trừ khi bạn gặp phải các triệu chứng thông thường khác, những thay đổi tạm thời về màu sắc thường không đáng quan ngại.

Mỗi màu sắc của tinh dịch, như màu vàng, xanh lá cây, nâu và các màu khác có thể biểu thị tình trạng của tinh dịch, khi nào cần điều trị và hơn thế nữa. Phần tiếp theo sẽ cung cấp thông tin về màu sắc của tinh dịch và ý nghĩa của chúng.

5.1 Tinh dịch không màu, màu trắng hoặc xám

Tinh dịch trong, trắng hoặc xám được coi là bình thường. Tinh dịch của bạn được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất, protein, hormone và enzyme, tất cả đều góp phần vào màu sắc và kết cấu của tinh dịch.

Các chất chịu trách nhiệm chính cho màu này được sản xuất bởi tuyến tiền liệt, bao gồm:

  • Axit citric
  • Axit phosphatase
  • Canxi
  • Natri
  • Kẽm
  • Kali
  • Enzyme phân tách protein
  • Tiêu tố fibrin

Các thành phần khác có nguồn gốc từ các túi tinh, tuyến hành - niệu quản và tuyến niệu đạo.

5.2 Tinh dịch màu vàng hoặc màu xanh lá

Tinh dịch màu vàng hoặc màu xanh lá cây thường là do:

5.2.1 Nước tiểu trong tinh dịch của bạn

Nước tiểu có thể bị sót lại trong niệu đạo của bạn - ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang - sau khi bạn đi tiểu. Tinh dịch đi qua niệu đạo có thể bị lẫn với nước tiểu còn sót lại, làm cho tinh dịch của bạn có màu hơi vàng. Điều này hay xảy ra nếu bạn xuất tinh ngay sau khi bạn đi tiểu, và nó thường không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Một số nguyên nhân có thể cần điều trị, bao gồm:

Viêm tiền liệt tuyến hay các cơ quan sinh sản khác.

5.2.2 Viêm tuyến tiền liệt

Tinh trùng màu vàng hoặc xanh vàng có thể được gây ra bởi nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Điều này xảy ra khi vi khuẩn từ đường tiết niệu của bạn xâm nhập vào tuyến tiền liệt của bạn.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

5.2.3 Chế độ ăn

Ăn thực phẩm có chứa thuốc nhuộm màu vàng có thể biến tinh dịch của bạn thành màu vàng. Thực phẩm chứa nhiều chất như lưu huỳnh, chẳng hạn như hành và tỏi, cũng có thể có tác dụng tương tự.

Uống rượu hoặc sử dụng cần sa cũng có thể khiến tinh dịch có màu vàng.

Uống rượu
Rượu bia có thể khiến tinh dịch đổi màu

5.2.3 Tinh dịch màu hồng, đỏ, nâu hoặc cam

Màu hồng hoặc đỏ thường là dấu hiệu của máu tươi. Màu nâu hoặc cam thường là dấu hiệu của sự chảy máu cũ. Máu có thể chuyển màu này sau khi tiếp xúc với oxy.

Tinh dịch có máu được gọi là xuất tinh máu (hematospermia), thường là do: Phẫu thuật hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt; mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh về đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt .

Trong một số trường hợp, xuất tinh thường xuyên có thể khiến máu xuất hiện trong tinh dịch của bạn. Không đạt cực khoái trong một thời gian dài, hoặc dừng bản thân trước khi xuất tinh, cũng có thể khiến máu chảy vào tinh dịch. Điều này thường không gây lo ngại và sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc hai ngày.

5.2.4 Tinh dịch màu đen

Tinh dịch màu đen thường được gây ra bởi xuất tinh máu. Máu đen thường là máu cũ mà trong cơ thể bạn đã có từ lâu.

Tinh dịch màu đen cũng có thể là do: Tổn thương tủy sống, nhiễm các kim loại nặng.

Tinh dịch của bạn có thể thay đổi màu sắc trong suốt cuộc đời, ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt. Nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường khác, hãy khám bác sĩ ngay, bao gồm:

  • Tiểu khó hoặc không tiểu được
  • Nặng hoặc sưng quanh vùng sinh dục
  • Dương vật hoặc bìu bị phát ban hoặc kích ứng
  • Dịch tiết đục
  • Các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm
  • Sốt

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

441.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan