Phẫu thuật cắt polyp qua soi buồng tử cung

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phan Diễm Đoan Ngọc - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh Polyp buồng tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, tăng nguy cơ bị buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung, nếu đang mang thai, có thể sảy thai, sinh non hoặc thai bị dị tật,...

1. Polyp buồng tử cung là bệnh gì?

Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung). Các polyp tử cung có hình tròn hoặc bầu dục và có kích thước từ vài mm đến một vài cm. Hầu hết polyp buồng tử cung là lành tính, tuy nhiên cũng có một số polyp là ung thư hoặc sẽ chuyển thành ung thư. Đây là loại tăng sinh tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân chính xác của bệnh polyp tử cung vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, việc tăng lượng các yếu tố nội tiết tố chẳng hạn như estrogen có thể có vai trò gây ra bệnh.

Polyp tử cung có ở phụ nữ với mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn trong độ tuổi 40 và hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Đây là loại polyp thường phát triển trong giai đoạn tiền mãn kinh hay hậu mãn kinh. Phụ nữ có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp buồng tử cung bao gồm:

Triệu chứng nhận biết polyp buồng tử cung gồm:

  • Xuất huyết tử cung bất thường: 64 – 88% trường hợp polyp tử cung bị xuất huyết bất thường, có thể thường giữa chu kỳ, rỉ rả hoặc cường kinh
  • Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu
  • Xuất huyết âm đạo sau khi mãn kinh
  • Khô âm đạo
  • Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện khi khảo sát hiếm muộn, hoặc xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung.
Polyp buồng tử cung
Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung

2. Polyp tử cung ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ?

Polyp buồng tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Vô sinh, hiếm muộn: Khi có khối polyp hay khối polyp phát triển to làm nội mạc tử cung bị biến dạng, gây bất lợi cho sự làm tổ của thai
  • Dễ gây bệnh phụ khoa: Polyp buồng tử cung dễ gây bệnh phụ khoa bởi dịch âm đạo tiết ra nhiều, vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung...
  • Phụ nữ mang thai: Polyp buồng tử cung khi mang thai ngày càng phát triển khiến thai nhi mất điểm bám, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non hay dị tật thai nhi, nhau tiền đạo,...
  • Khối polyp lớn rất dễ hoại tử, nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ bị viêm nhiễm và chảy máu.

3. Chẩn đoán bệnh polyp tử cung

Để chẩn đoán bệnh polyp tử cung, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi về bệnh sử kinh nguyệt để biết chiều dài kỳ kinh và tính chu kỳ đều đặn của nó. Nếu nghi ngờ người bệnh bị polyp tử cung, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound-TVUS) là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa ở những trường hợp có polyp buồng tử cung. Phương pháp này có thể chính xác đến 90%.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ bơm một chất lỏng vô trùng vào tử cung thông qua ống thông để làm tử cung sẽ mở rộng và cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về bất kỳ tăng trưởng trong khoang tử cung qua siêu âm.
  • Nội soi buồng tử cung: Để chẩn đoán hoặc điều trị polyp tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa một máy quay dài, mảnh và có đèn đi vào âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra bên trong tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng ống hút để thu thập các mẫu từ thành tử cung và gửi đến phòng thí nghiệm để xem có bất thường hay không;
Polyp buồng tử cung
Khối polyp phát triển to làm nội mạc tử cung bị biến dạng

4. Phẫu thuật cắt polyp qua soi buồng tử cung

4.1. Chỉ định và chống chỉ định

  • Chỉ định cắt polyp tử cung khi người bệnh bị polyp buồng tử cung kèm với các triệu chứng rong huyết; vô sinh; nguy cơ ung thư hóa.
  • Chống chỉ định cắt polyp tử cung trong trường hợp: chít hẹp cổ tử cung, bề dày lớp cơ tử cung còn lại dưới 1cm, phụ nữ mang thai; chống chỉ định của gây mê toàn thân.

4.2. Các bước tiến hành phẫu thuật

  • Bước 1: Người bệnh nằm tư thế phụ khoa, sát khuẩn vùng sinh dục cho bệnh nhân và vô trùng dụng cụ soi buồng tử cung chẩn đoán và phẫu thuật.
  • Bước 2: Khám toàn thân và chuyên khoa đánh giá các bệnh lý phối hợp; siêu âm, siêu âm bơm nước buồng tử cung, chụp tử cung xác định tổn thương polyp buồng tử cung.
  • Bước 3: Giảm đau toàn thân bệnh nhân. Đặt thông tiểu và lưu ống thông; van âm đạo hay mỏ vịt; kẹp cổ tử cung bằng kẹp Pozzi, sau đó thăm dò buồng tử cung bằng thước đo.
  • Bước 4: Đặt ống soi để soi buồng tử cung, ống soi được đưa từ từ qua cổ tử cung vào buồng tử cung, quan sát ống cổ tử cung, buồng tử cung để xác định vị trí và số lượng polyp..
  • Bước 5: Làm căng buồng tử cung bằng một trong các dung dịch có trọng lượng phân tử cao: Hyskon hoặc dung dịch không có điện giải như: manitol, sorbitol, dextran. Sau đó, Tiến hành quan sát toàn bộ buồng tử cung để đánh giá tổn thương polyp buồng tử cung.
  • Bước 6: Tiến hành cắt polyp bằng vòng cắt điện đơn cực. Bảo đảm nguyên tắc chỉ cắt ở thì kéo thu dao điện về. Lần lượt cắt từ bề mặt xuống sâu dần cho đến khi hết polyp hay đến mức tiếp xúc với bề mặt niêm mạc tử cung.
  • Bước 7: Lấy các mảnh cắt ra ngoài.

4.3. Theo dõi sau phẫu thuật

  • Sau phẫu thuật cắt polyp qua soi buồng tử cung vài giờ cần theo dõi toàn thân, mạch, huyết áp, lượng máu chảy ra từ âm đạo.
  • Siêu âm, chụp lại buồng tử cung sau vài tháng để đánh giá sự vẹn toàn của buồng tử cung.

4.4. Một số tai biến khi phẫu thuật cắt polyp buồng tử cung

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa khác, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp phát hiện bệnh sớm các bệnh lý phụ khoa sớm để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí điều trị. Đồng thời sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói khám và sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi đang có những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
  • Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)
  • Đau, ngứa vùng kín
  • Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
  • Có triệu chứng khác như: Ngứa, đau vùng kín, ra dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo bất thường.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan