Khi nào cần xét nghiệm hormone prolactin?

Prolactin là một trong những hormone nội tiết quan trọng đặc biệt trong vấn đề sinh sản của cả hai giới. Chỉ định xét nghiệm prolactin máu cho những trường hợp vô sinh ở cả nam và nữ, rối loạn kinh nguyệt hay các trường hợp hiếm muộn muốn làm thụ tinh ống nghiệm.

1. Các trường hợp cần xét nghiệm prolactin máu

Chỉ định xét nghiệm prolactin ở mỗi giới là khác nhau tùy theo mục đích và tình trạng của mỗi người. Mục đích chung của xét nghiệm prolactin máu nhằm:

  • Xác định các trường hợp khối u sản xuất thừa prolactin, theo dõi, đánh giá tiến triển cũng như đáp ứng của khối u với các phương pháp điều trị.
  • Loại trừ các bệnh lý tuyến yên hay vùng dưới đồi qua kết hợp xét nghiệm prolactin với xét nghiệm một số hormone khác như hormone tăng trưởng GH...
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân đang điều trị bằng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất dopamine (hormone ức chế sản sinh prolactin).
  • Kiểm tra các rối loạn sinh dục ở cả nam và nữ giới. Nữ giới: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, rối loạn trong tiết sữa... Nam giới: Rối loạn cương dương, chứng vú to nam giới, vô tinh...
  • Trong các trường hợp thụ tinh ống nghiệm, xét nghiệm prolactin là một trong những chỉ định quan trọng do Prolactin liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng qua việc ức chế sản xuất FSH (hormone kích thích nang trứng chín) và LH (hormone kích thích gây rụng trứng).

Mặt khác prolactin cũng là một trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng vô tinh ở nam giới. Thụ tinh ống nghiệm có thể tiến hành không, kết quả thành công ra sao được quyết định 90% bởi trứng và tinh trùng. Lúc này, nồng độ prolactin trong huyết thành là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh.

Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu
Xét nghiệm prolactin máu có thể được chỉ định cho các trường hợp vô sinh ở cả nam và nữ

1.1. Xét nghiệm prolactin ở nữ giới

Chỉ định xét nghiệm prolactin ở nữ giới khi có các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân.
  • Biểu hiện suy giảm thị lực, nhìn kém, nhìn mờ.
  • Đột nhiên có dấu hiệu tiết sữa không liên quan đến việc sinh con hay cho con bú.
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, ngắn hay dài chu kỳ kinh, kinh không đều.
  • Đang có kinh nguyệt bình thường và ổn định, chưa đến thời kỳ tiền mãn kinh nhưng tự nhiên bị mất kinh không rõ nguyên nhân, không phải mang thai.
  • Các trường hợp vô sinh cũng được chỉ định làm xét nghiệm prolactin để xác định nguyên nhân gây vô sinh.
  • Bệnh nhân có biểu hiện suy giáp.

1.2. Xét nghiệm prolactin ở nam giới

  • Đau đầu thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Có hiện tượng suy giảm thị lực.
  • Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
  • Trường hợp tinh dịch loãng, vô tinh, vô sinh cũng có chỉ định xét nghiệm prolactin để loại trừ nguyên nhân.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Có hiện tượng chảy sữa ở nam giới.
  • Tuyến vú phát triển bất thường về kích thước và hình thể.

2. Lưu ý khi xét nghiệm prolactin máu

Nhịn ăn
Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm khoảng 12 giờ

Bệnh phẩm:

  • Bệnh phẩm là huyết thanh, huyết tương có chống đông bằng heparin, EDTA.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm khoảng 12h, không sử dụng các chất kích thích hay các chất có chứa cồn trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Lượng prolactin thường tăng khi ngủ và đạt được nồng độ cao nhất trong máu vào buổi sáng. Do vậy, để chính xác nhất nên lấy máu xét nghiệm prolactin vào buổi sáng, tốt nhất là sau khi ngủ dậy khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ.
  • Bảo quản bệnh phẩm tốt để tránh bị oxy hóa thay đổi hoạt chất bởi các yếu tố môi trường.

+ Nếu lưu trữ trong thời gian 14 ngày thì nên bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.

+ Nếu lưu trữ trong 6 tháng thì yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C hoặc thấp hơn.

Sau khi đã có mẫu bệnh phẩm, có thể tiến hành xét nghiệm prolactin máu bằng 2 phương pháp: hoặc là miễn dịch điện hóa quang phát hoặc miễn dịch hóa quang phát.

Do nồng độ prolactin trong máu có thể thay đổi từng thời điểm, trong từng giai đoạn, hơn nữa sự thay đổi về nồng độ prolactin có thể là sự biến đổi sinh lý cũng có thể là sự bất thường bệnh lý nên để chẩn đoán chính xác, không nên chỉ làm xét nghiệm một lần.

Hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu lâm sàng cũng như hiện trạng sử dụng thuốc hay các thói quen sinh hoạt hàng ngày để có hướng chẩn đoán xác định, chẩn đoán loại trừ chính xác nhất, không chẩn đoán vội vàng khi chỉ dựa vào đơn độc một kết quả xét nghiệm prolactin.

Xét nghiệm prolactin là một trong những chỉ định thường xuyên để nhằm xác định các rối loạn trong chức năng sinh sản của nam giới và nữ giới. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương, tăng tiết sữa bất thường...hay đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: