Khả năng mang thai và sinh con khi bị sa tử cung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ chuyên khoa Sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người mẹ. Trong suốt quá trình mang thai người mẹ luôn đối mặt với những nỗi lo sức khỏe của bản thân và em bé. Với những bà mẹ mắc bệnh sa tử cung bẩm sinh thì nỗi lo càng nhân đôi.

1. Sa tử cung là gì?

Đây là hiện tượng tử cung bị tụt xuống âm đạo, đôi khi là ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng và không thể nâng đỡ tử cung.

2. Các mức độ của sa tử cung

Mức 1: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn còn bám vào âm đạo.

Mức 2: Tử cung bị sa ra khỏi âm đạo và thân vẫn còn bám vào tử cung.

Mức 3: Tử cung bị sa hoàn toàn ra khỏi âm đạo có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Ở mức độ này rất nguy hiểm có thể phải cắt bỏ tử cung do bị viêm nhiễm.

Sa tử cung
Tử cung của người mắc bệnh và người bình thường có sự khác biệt rõ rệt

3. Dấu hiệu sa tử cung

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của sa tử cung:

  • Mỗi khi đi tiểu bạn thấy khó khăn và đau.
  • Đau thắt lưng mỗi khi bê đồ, đau tức bụng, không thể hóp bụng, luôn cảm giác căng đầy bụng.
  • Đau rát âm đạo mỗi khi quan hệ.
  • Tử cung nằm ngoài âm đạo khiến ngồi, đi lại khó khăn.
  • Ngoài ra khi ngồi có cảm giác như ngồi trên quả bóng, hay cảm thấy có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo.

Như vậy sa tử cung di truyền, bẩm sinh hay không không quan trọng, điều quan trọng nhất là xử lý bệnh này như thế nào.

4. Sa tử cung bẩm sinh có khả năng mang thai không?

Nếu bạn mắc sa tử cung ở giai đoạn một thì hoàn toàn có thể mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên điều trị dứt điểm rồi hãy mang thai.

Mang thai khi bị sa tử cung đồng nghĩa với việc giữ thai cũng gặp nhiều khó khăn. Bình thường bà bầu khám 4 tuần một lần nhưng với bà bầu mắc sa tử cung thì khám thai định kỳ 2 tuần một lần.

Để theo dõi sát sao hoạt động của thai nhi, khi có những cơn hen thường xuyên hãy đến gặp bác sĩ ngay. Sinh thường hoặc sinh mổ sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi do vậy bà bầu cần đi khám sớm.

Khi bạn ở các mức 2 và 3 lúc này tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo, không còn không gian để phát triển, có thể dẫn đến thai chết lưu. Nặng hơn đó là thai nhi khi chưa phát triển hoàn thiện có thể bị trôi ra. Em bé có thể tử vong, dị tật, tăng nguy cơ gây băng huyết cho người mẹ.

Ngoài ra một số biến chứng đi kèm như sa niệu đạo, bàng quang, trực tràng. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể phải cắt tử cung do viêm nhiễm, mất khả năng đàn hồi vốn có.

Sa tử cung
Đau bụng cũng là một trong những biểu hiện của sa tử cung

5. Nguyên nhân do đâu mà bị sa tử cung?

5.1 Nguyên nhân khách quan

  • Bẩm sinh khoảng cách xương chậu lớn hơn so với người bình thường.
  • Tử cung dị tật, hình dạng bất thường .
  • Trong quá trình mang thai có thể uống một số loại thuốc có tác dụng phụ mạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

5.2 Nguyên nhân chủ quan

  • Mang thai nhiều lần, hoặc sinh non nhiều lần.
  • Nạo phá thai tại các phòng khám không an toàn ảnh hưởng đến sự đàn hồi của tử cung.
  • Quan hệ tình dục từ sớm khi tử cung chưa hoàn thiện.
  • Mang thai, thai nhi lớn mà sức khỏe của bà mẹ thì yếu.
  • Làm các công việc nặng nhọc, duy trì tư thế lâu làm trọng lực dồn lên bụng.
  • Không có chế độ ăn uống khoa học, tâm trạng lo âu, hồi hộp cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

6. Cách chữa trị và biện pháp phòng tránh

6.1 Biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh sa tử cung, người bệnh cần thực hiện tốt các việc sau:

  • Thực hiện các biện pháp rèn luyện tăng độ dẻo dai cho xương chậu với một số bài tập có thể kể đến ở đây như: căng cơ, bài tập “sit-up”, bài tập thể dục Kegel.
Sa tử cung
Tập thể dục giúp bà bầu chữa và tránh được bệnh sa tử cung

  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý.
  • Không mang vác vật nặng, không uống loại thuốc có tính kích thích mạnh.
  • Nạo phá thai cần đến những cơ sở an toàn để tránh mắc bệnh và tái phát bệnh.

6.2 Điều trị sa tử cung khi mang thai

  • Khi mẹ bầu đã mắc bệnh sa tử cung thì tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, không bỏ bất cứ một liệu trình nào.
  • Vệ sinh vùng kín để phần tử cung bị sa bên ngoài không bị viêm.
  • Có thể sử dụng một số các loại thuốc thảo dược không có tác dụng phụ cho mẹ và bé tạo độ đàn hồi cho tử cung, thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên liều lượng uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.
  • Có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh: như ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế ăn các loại đồ khô, đồ ăn nhanh
Sa tử cung
Hoa quả đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang triển khai GÓI KHÁM, SÀNG LỌC BỆNH LÝ PHỤ KHOA CƠ BẢN, giúp quý khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó quá trình điều trị sẽ dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra còn có thể Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan