Chỉ khâu tầng sinh môn tự tiêu sau bao lâu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Chuyên khóa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Thủ thuật cắt rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh nở là những bước quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em. Nhiều chị em thắc mắc rằng chỉ tự tiêu tầng sinh môn là loại gì, chỉ tự tiêu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu hay cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như thế nào?... Để giải đáp các thắc mắc này, các chị em hãy tham khảo bài viết sau đây.

1. Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn loại gì?

Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn là loại chỉ khâu tầng sinh môn cho sản phụ sau đẻ, cái sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ gây mất thời gian và tạo cảm giác đau cho sản phụ.

Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng. Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.

Tụ dịch vết mổ đẻ cũ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát
Khâu tầng sinh môn tạo sự thuận lợi cho mẹ bầu khi sinh nở

2. Chỉ tự tiêu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu?

Sau khi khâu tầng sinh môn xong các vết rạch sẽ cần phải thời gian hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 – 80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt.

Thông thường, các chị em sẽ mất khoảng 7 đến 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng không cần lo lắng vấn đề phải tới bệnh viện cắt chỉ vì đã sử dụng chỉ tự tiêu trong quá trình thực hiện khâu tầng sinh môn.

Vết chỉ khâu tầng sinh môn sau sinh sẽ tiêu sau bao lâu còn tùy thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu chăm sóc đúng chỉ định bác sĩ và sức khỏe đề kháng của người mẹ tốt thì sẽ tử cung sẽ hồi phục rất nhanh chóng và chỉ tầng sinh môn cũng tự tiêu. Vì vậy, bà mẹ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ đảm bảo sức khỏe bình phục tốt.

Một lưu ý của bác sĩ đối với những bà mẹ là tuyệt đối không lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Dấu hiệu rách vết khâu tầng sinh môn
Sau khi khâu tầng sinh môn, mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận để tránh rách vết khâu

3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Để vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường nhanh chóng được hồi phục, và bảo đảm tốt về sức khỏe cho sản phụ, thì việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần lưu ý.

  • Các bà mẹ cần phải giữ cho vùng khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ khô ráo. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần một ngày sau đó, lau khô một cách nhẹ nhàng.
  • Phải đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu tầng sinh môn và hãy thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị buốt hoặc sót.
  • Các bà mẹ nên sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót cotton thoải mái, thông thoáng.
  • Nên ăn nhiều rau quả, trái cây, rau xanh nhiều chất xơ, và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp các bà mẹ giảm nguy cơ bị táo bón sau khi sinh.
  • Sau khi khâu tầng sinh môn việc đi lại trong thời gian đầu sẽ khó khăn và đau đớn. Nhưng chị em hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng, vì điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
  • Các bà mẹ nên tập các bài tập cho đáy khung chậu càng thường xuyên càng tốt, vì việc này sẽ tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu tầng sinh môn và kích thích liền da.
  • Bà mẹ có thể thử chườm bằng đá cuốn trong tấm vải, nhưng chỉ nên chườm mỗi lần vài phút. Biện pháp này giúp giảm sưng phồng đồng thời nó cũng có thể làm giảm lượng máu đến vùng khâu nếu bạn chườm quá lâu.
  • Bên cạnh đó, bà mẹ lưu ý nên không nên quan hệ sinh hoạt vợ chồng trong khoảng 1 tháng cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.

Vết khâu tầng sinh môn nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ nhiễm trùng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sau sinh với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn về cách chăm sóc cơ thể sau sinh, cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn, từ đó có được sức khỏe tốt nhất, có thể sớm chăm sóc được bé.

Hình ảnh khách hàng sinh thường tại Vinmec
Hình ảnh khách hàng sinh thường tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

374.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan