Cắt tử cung qua đường bụng: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cắt tử cung qua đường bụng là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, để điều trị các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc một số bệnh lý phụ khoa như xơ nang tử cung và xơ nang buồng trứng

1. Phương pháp cắt tử cung qua đường bụng

Phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp điều trị ngoại khoa với mục đích cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Có nhiều phương pháp cắt bỏ tử cung bao gồm: cắt tử cung bằng mổ nội soi, cắt tử cung qua đường bụng, phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo,...

Phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng là thủ thuật cắt bỏ tử cung qua vết mổ ở bụng. Lúc này bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng và đưa tử cung ra ngoài qua vết rạch. Phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng chỉ nên thực hiện khi bệnh nhân không thể làm phẫu thuật theo phương pháp khác. Vì phương pháp này có nhiều nhược điểm, bệnh nhân sẽ hồi phục lâu hơn, chảy máu nhiều và để lại vết sẹo lớn.

Cắt tử cung
Phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng là thủ thuật cắt bỏ tử cung qua vết mổ ở bụng

2. Những trường hợp cần phải cắt tử cung qua đường bụng

2.1 Trong trường hợp cắt tử cung bán phần

  • Tổn thương ở thân tử cung
  • Khối u lành tính ở thân tử cung
  • Phẫu thuật cắt tử cung bán phần khi cổ tử cung hoàn toàn bình thường
  • Chảy máu ở tử cung sau đẻ do các nguyên nhân khác nhau (đờ tử cung, rau cài răng lược, vỡ tử cung, phong huyết tử cung rau)
  • Nhiễm trùng tử cung sau đẻ, sau thủ thuật, nếu có chỉ định cắt tử cung
  • Đình chỉ thai nghén vì bệnh lý của người mẹ (bệnh tim, huyết áp cao) có chỉ định cắt tử cung bán phần để nguyên thai trong tử cung (cắt tử cung cả khối)

2.2 Trường hợp cắt bỏ tử cung hoàn toàn

Hầu hết trong phẫu thuật cấp cứu sản khoa thường có chỉ định cắt tử cung bán phần, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải có chỉ định cắt tử cung hoàn toàn:

  • Rau tiền đạo trung tâm, rau bám chặt xuống sâu tận cổ tử cung gây chảy máu mà thắt động mạch hạ vị không cầm máu được.
  • Thai ở cổ tử cung bị sảy, chảy máu, sau khi can thiệp các thủ thuật như khâu, đốt nhiệt mà không có kết quả.
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật lấy thai lan tới buồng tử cung đã bị rách phức tạp.
  • Một số bệnh lý tiền ung thư và ung thư của bộ phận sinh dục (vòi tử cung, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, rau, chửa trứng lớn tuổi...)
  • Những khối u lành tính ở tử cung có chỉ định cắt tử cung nhưng cổ tử cung không bình thường (tổn thương lành tính hoặc nghi ngờ ung thư cổ tử cung).
phẫu thuật cắt tử cung
Hầu hết trong phẫu thuật cấp cứu sản khoa thường có chỉ định cắt tử cung bán phần

3. Các bước tiến hành cắt tử cung qua đường bụng

Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được thụt tháo, vệ sinh cá nhân, bụng và âm đạo, tắm bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, người bệnh cần nhịn ăn, nhịn uống tối thiểu 8 tiếng trước khi tiến hành phẫu thuật. Nhân viên y tế chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật và hồ sơ bệnh án, hồ sơ bệnh án phẫu thuật theo quy định.

Các bước cắt tử cung qua đường bụng:

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần được gây mê nội khí quản.

  • Thì 1: Mở thành bụng
  • Thì 2: Cắt các dây chằng
  • Thì 3: Tách và cắt phúc mạc tử cung-bàng quang
  • Thì 4: Cắt dây chằng tử cung-cùng và phúc mạc mặt sau.
  • Thì 5: Cặp các cuống mạch đi vào tử cung
  • Thì 6: Cắt âm đạo
  • Thì 7: Đóng âm đạo
  • Thì 8: Phủ phúc mạc tiểu khung
  • Thì 9: Đóng thành bụng

Một số biến chứng sau phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng có thể gặp bao gồm:

  • Tạo thành khối máu tụ
  • Tắc mạch vùng hố chậu hoặc tĩnh mạch chi dưới
  • Dò bàng quang

Tóm lại, cắt tử cung qua đường bụng có nhiều nhược điểm như thời gian phục hồi lâu hơn, chảy máu nhiều và để lại vết sẹo lớn. Do đó, phương pháp này chỉ được thực hiện khi người bệnh không thể thực hiện được những phương pháp phẫu thuật khác. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi đặc biệt để phòng ngừa những biến chứng xảy ra, vì vậy khi thấy người bệnh xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay với nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa khác, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan